• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dầu thầu dầu bỗng trở nên 'thần kỳ', nhưng đừng vội tin Tiktok

Vào tháng 7, các tìm kiếm về “dầu thầu dầu” trên Google đã tăng lên mức cao nhất trong gần...

Lướt qua các nền tảng xã hội những ngày này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiều tips làm đẹp thần kỳ như chăm sóc da từ dầu thầu dầu hay các loại mỹ phẩm được chiết xuất từ chúng. Theo một số "chuyên gia mạng", dầu thầu dầu có thể ngăn ngừa nếp nhăn, phục hồi thị lực, kích thích chuyển dạ, thúc đẩy mọc tóc hoặc thậm chí thu nhỏ khối u.

Tiến sĩ Ashley Bris đại học Mỹ nhấn mạnh rằng, dầu thầu dầu không phải là thuốc chữa bách bệnh như mọi người vẫn đồn thổi. Đây là tất cả sự thật về những gì mà dầu thầu dầu có thể mang lại cho bạn.

Sức khỏe cho mắt 

Các bài đăng phổ biến trên TikTok cho thấy mọi người bôi dầu thầu dầu lên mí mắt với hy vọng cải thiện thị lực, giảm hiện tượng mắt nổi hoặc thậm chí cải thiện bệnh đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu dầu dính vào mắt bạn?

Tiến sĩ Yvonne Ou, bác sĩ nhãn khoa tại UCSF Health cho biết, không có bằng chứng chất lượng nào cho thấy dầu thầu dầu có thể cải thiện sức khỏe của mắt và đặc biệt là không giúp đảo ngược bệnh đục thủy tinh thể cũng như tăng cường thị lực.

Dầu thầu dầu bỗng trở nên

Tiến sĩ Brissette cho biết một số loại thuốc nhỏ mắt có chứa dầu thầu dầu như một chất bôi trơn có thể giúp chữa khô mắt, do đó có thể làm giảm thị lực mờ. Nhưng những sản phẩm đó được sản xuất với các công thức cụ thể phù hợp để sử dụng cho mắt, thay vì dầu thầu dầu nguyên chất.

Và nếu dầu không được khử trùng, việc để dầu dính vào mắt bạn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó có thể dẫn đến loét giác mạc hoặc thậm chí mù lòa.

Đối với khối u

Một số người nói rằng dầu thầu dầu có thể thấm sâu vào da và việc đặt một miếng gạc thấm dầu lên vị trí có u nang hoặc khối u (chẳng hạn như khối u do ung thư vú gây ra) có thể làm vỡ chúng.

Nhưng bác sĩ Jun Mao, giám đốc dịch vụ y học tích hợp tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, nói rằng ông không biết bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những tuyên bố đó.

Tiến sĩ Anna Shannahan, bác sĩ y học gia đình tại Northwestern Medicine cho biết, thoa dầu thầu dầu trực tiếp lên da có thể sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì ngoài khả năng gây kích ứng.

Kích thích chuyển dạ

Tuyên bố hàng thập kỷ rằng nuốt dầu thầu dầu có thể gây chuyển dạ ở phụ nữ sắp sinh. Chẳng hạn, trong một đánh giá nhỏ về các nghiên cứu vào năm 2022, các nhà khoa học đã kết luận rằng ăn khoảng 4 thìa canh dầu thầu dầu có tác dụng làm mềm và mở cổ tử cung một cách hiệu quả và kích thích chuyển dạ.

Tiến sĩ Monica Woll Rosen, bác sĩ sản phụ khoa tại Đại học Y Michigan cho biết, hầu hết những tin đồn xung quanh dầu thầu dầu và quá trình chuyển dạ đều đến từ các câu chuyện mang tính giai thoại. 

Và mặc dù nó có thể kích thích chuyển dạ ở một số người, nhưng đó không phải là điều mà các bác sĩ khuyên dùng, nếu uống quá nhiều có thể gây buồn nôn và tiêu chảy cực độ, dẫn đến mất nước.

Dầu thầu dầu bỗng trở nên

Táo bón

Tiến sĩ Shannahan cho biết tin tốt là dầu thầu dầu có thể là một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả, mặc dù nó có thể đi kèm với các tác dụng phụ khác. Dầu thầu dầu an toàn khi sử dụng với lượng nhỏ để trị táo bón, tùy thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ, nhưng nó thường không phải là lựa chọn ưu tiên khi so sánh với các phương pháp điều trị táo bón khác.

Mọc tóc và lông mày 

Tiến sĩ Angela Lamb, bác sĩ da liễu tại Mount Sinai cho biết, nhiều người ủng hộ dầu thầu dầu nói rằng thoa dầu thầu dầu lên mí mắt hoặc mát xa vào tóc và da đầu có thể giúp mọc lông mi và tóc nhưng một lần nữa, không có bằng chứng nghiêm ngặt nào chứng minh điều này.

Tiến sĩ Lamb cho biết, có thể dầu thầu dầu có thể bổ sung độ ẩm cho tóc, khiến tóc ít bị gãy rụng và giúp tóc mọc dài hơn, nhưng thật khó để nói chắc chắn nếu không có các nghiên cứu kết luận.

Đối với làn da 

Tương tự, một số người thoa dầu thầu dầu lên da để ngăn ngừa và giảm nếp nhăn và quầng thâm dưới mắt. 

Tiến sĩ Shoshana Marmon, trợ lý giáo sư da liễu tại Đại học Y New York cho biết, mặc dù nó có thể giúp dưỡng ẩm cho làn da của bạn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó là một công cụ chống lão hóa hiệu quả. Hậu quả không mong muốn là làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.

(Nguồn: New York Times)

TÚC

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật