Máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Vai trò chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể thông qua hệ thống mạch máu phức tạp.
Khi máu gặp vấn đề hoặc quá trình lưu thông máu bị trục trặc, toàn bộ các cơ quan của cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như khi máu đặc, tức là nguy cơ mỡ máu, tắc nghẽn mạch máu, huyết khối, bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ… đều tăng cao. Nếu chủ quan, phát hiện muộn thì sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
Điều đáng lo là các dấu hiệu cho thấy máu đặc rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với mệt mỏi, bệnh vặt. Chúng cũng thường có xu hướng rõ ràng hơn vào ban đêm, nhất là khi ngủ. Bởi vì trái tim với nhiệm vụ bơm máu không hề nghỉ ngơi ngay cả khi chúng ta ngủ say. Trong khi đó, ban đêm nhiệt độ xuống thấp, máu thường trở nên nhớt hơn. Cộng thêm sau một ngày dài hoạt động, toàn bộ cơ thể - bao gồm cả trái tim trở nên yếu đi, cùng với tư thế nằm khiến máu khó lưu thông hơn.
Vào thời điểm này, nếu nhận ra cơ thể có 3 dấu hiệu sau thì rất có thể máu của bạn đã “đặc như cháo”, hãy mau đi thăm khám kẻo hối hận không kịp:
1. Ngủ ngáy, chảy nước dãi bất thường
Bên cạnh tổn thương ở miệng, vấn đề hô hấp thì chảy nước dãi nhiều khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu máu quá đặc, bệnh tim mạch. Máu đặc gây rối loạn tuần hoàn, xơ cứng động mạch nên dẫn tới thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não lẫn cơ bắp. Lâu ngày sẽ khiến khuôn mặt bị giãn ra và mất đi khả năng giữ nước bọt trong miệng.
Ngủ ngáy, chảy nước dãi nhiều rất có thể là do máu đã quá đặc (Ảnh minh họa) |
Trong trường hợp nghiêm trọng, chảy nước dãi còn có thể là “điềm báo” của cơn đột quỵ hay nhồi máu não nguy hiểm sắp ập tới. Đặc điểm thường là chảy nước dãi một bên, kèm theo miệng vẹo, mắt xếch, khi ngủ mắt không nhắm được hoàn toàn.
Bên cạnh đó, khi ngủ nhiều người phát ra âm thanh không giống nhau mà có âm vực cao thấp như tiếng hát, không mạch lạc - gọi là ngủ ngáy. Nếu tình trạng này đột nhiên xảy ra rất nghiêm trọng hoặc kéo dài, nhất là khi nghe tiếng ngáy cảm thấy hơi thở không đều, đôi khi có cảm giác bị tạm dừng trong thời gian dài thì cần đi thăm khám ngay. Thường xuyên ngủ ngáy như vậy chứng tỏ máu đã rất đặc, thường là do mỡ máu hoặc thậm chí là có huyết khối nguy hiểm.
2. Bất thường ở tay, chân khi ngủ
Máu quá đặc, xuất hiện mảng xơ vữa hay huyết khối đều gây ra những bất thường điển hình ở tay, chân. Thường gặp là lạnh tay, chân một cách bất thường. Ở trường hợp nặng, người có máu đặc có thể bị tê bì tay chân, sưng phù hoặc đau các chi.
Bởi vì máu đặc làm tuần hoàn máu khó khăn hơn vào ban đêm, có thể các mạch máu ở chân, tay đã bị thu hẹp. Từ đó dẫn tới lượng máu cung cấp không đủ hoặc mỡ máu, huyết khối di chuyển gây tê bì, châm chích, đau đớn.
Cần lưu ý rằng lạnh tay chân do máu đặc, bệnh tim mạch có thể xảy ra ngay cả vào mùa hè. Tình trạng này nặng hơn vào ban đêm, xảy ra vào mọi thời điểm trong năm, gồm cả mùa hè và không thuyên giảm nhiều ngay cả khi đắp chăn kín, đi tất hay sưởi ấm.
Các bệnh liên quan đến tim mạch có thể gây tê bì, sưng đau tay và chân (Ảnh minh họa) |
Tương tự, khi lượng mỡ máu xấu quá cao, axit uric trong máu hoặc mảng xơ vữa động mạch có thể gây sưng phù, tê bì tay chân, đau đớn, chuột rút tưới mức khiến bạn thức giấc. Do ban đêm các hoạt động của cơ thể giảm, máu cũng trở nên nhớt hơn. Từ đó gây ra tình trạng mạch máu tắc nghẽn hoặc huyết khối tĩnh mạch, tay chân thiếu máu và dinh dưỡng nên có các biểu hiện bất thường trên.
Ngoài ra, chuột rút ở chân ban đêm và máu đặc cũng có quan hệ mật thiết với nhau, nhất là nếu bạn bị mỡ máu cao. Vì mỡ máu cao nên máu trở về tim bị chậm lại, do máu quá đặc nên quá trình tuần hoàn ở cuối cơ thể sẽ kém hơn và gây co rút cơ bắp, thường là chuột rút ở bắp chân và bàn chân.
3. Tức ngực, khó thở, rối loạn giấc ngủ
Máu đặc ảnh hưởng rất lớn tới quá trình lưu thông máu, cộng thêm tư thế nằm càng khiến các triệu chứng tức ngực, khó thở rõ ràng hơn vào ban đêm. Bởi vì tim phải chịu nhiều gánh nặng hơn khi bơm loại máu đặc này đi khắp cơ thể. Cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên sau tim chính là phổi.
Thậm chí, nhiều người còn bị tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần do cảm giác khó chịu này. Nhất là nếu máu đặc do có huyết khối, gây tắc nghẽn mạch máu ở tim và phổi thì tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân chứ không chỉ trong lúc ngủ.
Những cơn tức ngực, khó thở do máu đặc có thể gây rối loạn giấc ngủ (Ảnh minh họa) |
Ngoài ra, máu quá đặc hoặc khi các mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy, khiến cơ thể bị khó thở và thở khò khè. Việc khó khăn trong bơm máu cũng khiến nhịp tim bị rối loạn, ảnh hưởng tới nhịp thở mà thường gặp nhất là thở ngắn, thở nông và chứng ngưng thở khi ngủ. Một số người còn gặp tình trạng toát mồ hôi đêm, đó là do máu đặc làm tuần hoàn máu kém, cản trở cơ chế điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Tất cả những triệu chứng trên góp phần gây ra các rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả khó ngủ, mất ngủ, thức giấc nhiều lần và thức dậy vẫn rất mệt mỏi. Điểm khác biệt của mất ngủ do máu đặc là mắt cảm giác nặng trĩu, buồn ngủ nhưng không ngủ được. Đồng thời, dù ngủ nhiều tiếng nhưng khi thức dậy vẫn rất mệt mỏi, khó ra khỏi giường và buồn ngủ. Do tình trạng máu đặc, huyết khối ảnh hưởng đến tác dụng vận chuyển oxy của hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu oxy, nhất là oxy lên não.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, QQ, Sohu