• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm gì để tránh cho trẻ không bị mỏi mắt khi học online?

Khi học online, trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử, điều này ảnh...

Tiến sĩ Millicent Knight, chuyên gia đo thị lực và là người phát ngôn của Liên minh Nhận thức Cận thị Toàn cầu (GMAC) cho biết: với việc đọc sách thông thường, chúng ta thường đọc với khoảng cách 40cm. Tuy nhiên, với việc sử dụng thiết bị điện tử, chúng ta cần nhìn ở khoảng cách 25 – 30cm mới đọc rõ được. “Ở khoảng cách này, mắt sẽ tập trung vào màn hình, thay vì thư giãn. Sau thời gian dài, nó có thể dẫn đến mỏi cơ mắt, đau đầu và các vấn đề thị lực khác”.

Chú ý tới ánh sáng, khoảng cách với thiết bị điện tử và tư thế ngồi học

Cha mẹ nên bố trí cho con góc học tập ở nơi có ánh sáng tự nhiên, dịu nhẹ. Không nên cho trẻ ngồi học ở vị trí có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp, gây chói mắt trẻ.

Cha mẹ nên bố trí cho con góc học tập ở nơi có ánh sáng tự nhiên, dịu nhẹ
Cha mẹ nên bố trí cho con góc học tập ở nơi có ánh sáng tự nhiên, dịu nhẹ

Để tránh cho mắt trẻ phải điều tiết quá nhiều, cần điều chỉnh độ sáng của màn hình để phù hợp với môi trường xung quanh, không nên chỉnh quá sáng hoặc quá tối. Cần chọn đèn có ánh sáng trắng, sẽ khiến trẻ đỡ mỏi mắt và hại mắt.

Khi trẻ học online, cha mẹ nên chú ý không nên để thiết bị điện tử song song với mắt mà hơi thấp hơn một chút, đồng thời đặt máy sao cho màn hình không bị phản chiếu ánh sáng.

Giữ khoảng cách từ mắt đến thiết bị điện tử: đối với màn hình điện thoại, máy tính bảng cần cách xa mắt khoảng 35-40 cm; với máy tính khoảng từ 40-74 cm. Đơn giản hơn, phụ huynh có thể nhắc con cách xa màn hình khoảng một cánh tay.

Cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ ngồi học đúng tư thế: đầu và lưng thẳng (không nghiêng hay cúi đầu), vai xuôi, chân hơi duỗi tạo góc giữa cẳng chân và đùi khoảng 90-130 độ. Phần thân trên và đùi tạo một góc mở 90-120 độ (bằng cách điều chỉnh độ nghiêng của phần tựa lưng của ghế). Tốt nhất nên điều chỉnh góc này ở mức 100-110 độ vì ở tư thế này sẽ giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống và giảm ảnh hưởng bất lợi lên cột sống.

Chú ý tư thế ngồi học của trẻ để tránh đau nhức cổ và vai, mỏi mắt, khô mắt...
Chú ý tư thế ngồi học của trẻ để tránh đau nhức cổ và vai, mỏi mắt, khô mắt...

Nếu đặt thiết bị không đúng vị trí, sai tư thế ngồi học dẫn đến khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi, gây đau nhức ở cổ và vai, mỏi mắt, kích ứng mắt, mờ mắt, khô mắt và nhức đầu, lâu ngày dẫn đến các chấn thương cơ xương.

Tuân thủ quy tắc 20 – 20 - 20

Tiến sĩ Knight khuyên các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên tuân theo quy tắc 20-20-20: "Cứ sau 20 phút, bạn cần nhìn lên một vật cách xa 20 feet (6 m) trong ít nhất 20 giây".

Quy tắc 20-20-20 sẽ giúp mắt trẻ thư giãn, nghỉ ngơi, tránh được những tổn thương về thị lực trong lúc học.

Tiến sĩ Luke Deitz, bác sĩ nhãn khoa nhi tại Los Angeles (Mỹ) khuyên cha mẹ nên nhắc nhở con chớp mắt thường xuyên để tránh mắt quá khô và giúp thư giãn mắt.

Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ nếu thấy con chớp mắt nhiều, dụi mắt, mệt mỏi. Việc cấp ẩm bằng thuốc nhỏ mắt cũng góp phần làm sạch mắt, rửa trôi các dị vật và giữ cho bề mặt kết mạc, giác mạc của trẻ luôn sạch sẽ.

Bổ sung thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin vào chế độ ăn uống của trẻ

Cha mẹ nên bổ sung thêm bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, cam, đậu, quả kiwi, xoài, dâu tây, ngô ngọt, nho… vào chế độ ăn cho trẻ để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe thị lực. Đây là những thực phẩm rất giàu lutein và zeaxanthin, có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mù hàng đầu của mắt.

Các thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Các thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

 Đồng thời, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng nên cho trẻ ăn những loại hạt giàu axit béo omega-3 như hạt điều, quả óc chó, hạnh nhân… để bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ.

Diệu Thuần (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật