• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm COVID-19 khi di chuyển bằng máy bay?

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, khả năng lây nhiễm cao nhất là khi lên, xuống máy bay và khi...

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khả năng lây nhiễm virus tăng mạnh lúc phục vụ suất ăn trên máy bay, vì khi đó mọi người đều bỏ khẩu trang. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tính toán đến các biện pháp phòng ngừa trong quá trình lên và xuống máy bay.

Mark Gendreau, một chuyên gia về y học hàng không, cho biết: "Tại thời điểm này, bạn vẫn an toàn để đi du lịch nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp".

1. Vấn đề dùng bữa và đeo khẩu trang

Khi du lịch quốc tế bắt đầu mở cửa nhiều hơn, với việc Hoa Kỳ nới lỏng các hạn chế đối với khách du lịch đã tiêm phòng từ 33 quốc gia vào tháng 11, nhiều du khách sẽ quan tâm đến vấn đề an toàn khi dùng bữa trên chuyến bay.

Một nghiên cứu y khoa gần đây của Đại học Greenwich London cho thấy, nguy cơ lây truyền vi rút khi dùng bữa kéo dài 1 giờ trên chuyến đi kéo dài 12 giờ sẽ cao hơn 59% so với việc đeo khẩu trang đầy đủ trong cả chuyến bay.

fight.jpg
Ảnh minh họa: TOBY LEIGH

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Du lịch vào mùa xuân năm nay, đã đề cập đến sự phân tán của giọt bắn trong khoang máy bay. 

Kết quả cho thấy, nếu tất cả hành khách đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay kéo dài 12 giờ, thì xác suất lây nhiễm trung bình có thể giảm 73% với khẩu trang có hiệu quả cao và 32% đối với khẩu trang có hiệu quả thấp.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người đều gỡ bỏ khẩu trang cùng một lúc?

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất biện pháp khắc phục vấn đề này bằng cách chia thời gian để phục vụ suất ăn, đảm bảo chỉ một nửa số hành khách ăn cùng một lúc và những hành khách liền kề vẫn đeo khẩu trang.

Những hành khách hay đói bụng sẽ khó chịu với đề xuất này. Và các hãng hàng không cho biết, họ vẫn đang áp dụng mô hình phục vụ bữa ăn tiêu chuẩn. Hành khách có thể tự bảo vệ mình bằng cách tránh ăn khi người bên cạnh đang ăn, trừ khi đó là người mà bạn quen.

2. Vấn đề lên và xuống máy bay

Nghiên cứu được công bố gần đây cũng chỉ ra rằng, việc di chuyển lên và xuống máy bay có nhiều nguy cơ lây truyền vi rút hơn so với khi ngồi trên máy bay. Đó là bởi vì mọi người dồn lại và thở chồng lên nhau, đặc biệt là khi xách và đẩy hành lý lên cao.

Khi ngồi vào chỗ ngồi, hệ thống thông gió của máy bay, được thiết kế ban đầu để loại bỏ nhanh khói thuốc lá khỏi cabin, sẽ điều hòa không khí đi thẳng xuống, lọc nó bằng thiết bị cấp bệnh viện và trộn nó với 50% không khí bên ngoài, sau đó đưa nó trở lại cabin. 

di-may-bay.png
Hạn chế hành lý xách tay để tránh việc đưa hành lý lên cao và thở vào người đang ngồi ở dưới. Ảnh: Getty

Tiến sĩ Gendreau, chuyên gia đánh giá các nghiên cứu du lịch, cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu cabin hành khách và hệ thống thông gió khá nghiêm ngặt". 

Ông đưa ra một cảnh báo rằng, ngay cả nghiên cứu được công bố trong năm nay cũng được thực hiện với các biến thể trước đó của COVID-19, chứ không phải là biến thể Delta dễ lây lan.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc đeo khẩu trang làm giảm nguy cơ lây nhiễm và sử dụng máy thổi khí (hoặc vòi phun khí trên cao có thể điều chỉnh trên nhiều máy bay) có tác dụng phân tán nhanh vi rút. Ngay cả khi chúng khiến bạn lạnh, bạn cũng nên bật nó lên và hướng nó đến trước mặt bạn.

3. Vị trí ngồi

Vẫn còn nhiều ý kiến mâu thuẫn về tỷ lệ lây nhiễm qua vị trí ngồi. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng ghế hạng thương gia và hạng nhất là những vị trí có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn, vì hành khách ngồi xa nhau hơn. 

Việc lan truyền COVID-19 thông qua du lịch được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia y tế công cộng cho biết, máy bay đã làm lay lan đại dịch vi rút trên toàn cầu khi vận chuyển những hành khách bị dương tính.

di-may-bay(1).png
Ghế hạng thương gia và hạng nhất là những vị trí có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn. Ảnh: Bloomberg

Ngoài ra, các hành khách lo lắng về việc một người có thể lây nhiễm cho nhiều người vì khoang hành khách khá kín.

Một đánh giá gần đây về nghiên cứu y tế được xuất bản bởi Tạp chí Y học Du lịch vào ngày 3/9 cho thấy, có 18 nghiên cứu trên toàn thế giới về sự lây truyền COVID-19 trên chuyến bay.

Trong đó ghi nhận 273 ca khởi phát lây nhiễm (chỉ những hành khách mang vi rút lên máy bay) và 64 ca bị lây nhiễm, cụ thể 59 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn được phát hiện đã bị nhiễm bệnh trên chuyến bay.

Hai nghiên cứu khác kiểm tra nước thải trên máy bay sau các chuyến bay và đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, có khả năng hành khách bị nhiễm bệnh trên máy bay.

Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm khi di chuyển bằng máy bay?

Với thông tin mới này, các chuyên gia du lịch-sức khỏe đang đặt ra những câu hỏi mới về thủ tục hàng không.

Tiến sĩ Aisha Khatib, chuyên gia y học du lịch tại Đại học Toronto, cho biết: “Chúng tôi biết nhiều hơn, nhưng nó dẫn đến nhiều tình huống khó xử hơn và nhiều thách thức hơn".

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, các hãng hàng không chưa nhận được hướng dẫn rõ ràng từ các cơ quan chức năng về cách xử lý dịch vụ bữa ăn tốt nhất.

“Trên các chuyến bay dài hơn, việc tránh ăn và uống là không khả thi”, cố vấn y tế của IATA, Tiến sĩ David Powell, cho biết. “Vì khoảng thời gian trên máy bay không phải là giai đoạn có rủi ro lây nhiễm cao nhất của cuộc hành trình".

dung-bua-tren-may-bay.png
Thời gian ăn uống trên máy bay được hạn chế tối đa để giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút.

Một phát ngôn viên của American Airlines cho biết, trên các chuyến bay dài trong nước và quốc tế, các suất ăn được phục vụ duy nhất một lần thay vì nhiều lần để giảm bớt mối liên hệ giữa hành khách và phi hành đoàn, cũng như giảm bớt thời gian ăn uống. Người Mỹ cũng đã tạm ngừng phục vụ rượu cho đến ngày 18/1.

Lo ngại về tình trạng tập trung đông người, một số hãng hàng không ở châu Âu đang yêu cầu hành khách ngồi yên cho đến khi hành lý của họ được dỡ xuống. Một số hãng hàng không Hoa Kỳ cũng đã thử điều này trong những ngày đầu của đại dịch.

United Airlines cho biết, họ đã yêu cầu các phi công giữ cho hệ thống thông gió trên máy bay hoạt động trong quá trình lên máy bay và hạ cánh, để tối đa hóa luồng không khí. Tuy nhiên, không phải hãng hàng không nào cũng làm như vậy.

Michael Schultz, một kỹ sư tại Viện Hậu cần và Hàng không của Đại học Dresden ở Đức, đã nghiên cứu về khả năng lây nhiễm khi di chuyển lên máy bay và xuống máy bay. Ông cho rằng, việc lên máy bay thông thường sẽ tăng khả năng lây nhiễm nếu như có hành khách dương tính.

Ông nói, trình tự lên máy bay ngẫu nhiên, theo đó hành khách không phải xếp thành các hàng giống nhau cùng một lúc, sẽ tốt hơn để giảm khả năng lây nhiễm. 

Điều quan trọng hơn nữa là hạn chế hành lý xách tay, để hành khách không phải vất vả đưa một thứ gì đó lên cao trong khi thở trên đầu của một hành khách đang ngồi. Giảm các vật mang theo có thể giảm nguy cơ lây nhiễm khoảng 75%.

BÌNH AN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật