• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn có thể gây ra các bệnh về xương, nội tiết, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Lo sợ sử dụng mỡ lợn dễ bị béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch và chuyển sang sử dụng dầu...

Nên sử dụng song song cả dầu thực vật và mỡ động vật

TS.BS Ngô Quang Trúc – Viện Y học Bản địa Việt Nam chỉ rõ: trong bách khoa thư bệnh học tập 2 giáo sư Y thực Lê Minh đã viết mỡ thực vật và mỡ động vật đều cần có trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày. Tỷ lệ mỡ động vật và mỡ thực vật là 1:1,5.

Mỡ thực vật và mỡ động vật đều cần có trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày
Mỡ thực vật và mỡ động vật đều cần có trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày

 Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mỗi giai đoạn trong đời, cơ thể con người lại cần dung nạp mỡ động vật/mỡ thực vật với tỉ lệ khác nhau.

- Giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật bằng: 70/30.

- Giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỷ số mỡ động vật/mỡ thực vật là: 50/50.

- Giai đoạn người có tuổi và cao tuổi tỷ lệ mỡ động vật/thực vật là: 30/70.

Bởi vậy, cần sử dụng song song cả dầu và mỡ, tùy từng giai đoạn mà cân đối tỉ lệ mỡ động vật/ thực vật cho phù hợp chứ không nên loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Mỡ động vật thường thấy và thường được người dân sử dụng nhiều trước kia là mỡ lợn. Ngày nay, nhiều gia đình Việt sử dụng rất ít loại thực phẩm này, bởi cho rằng mỡ lợn, mỡ động vật là căn nguyên gây ra bệnh tim mạch. Do đó, họ chuyển sang sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật. BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, các gia đình hiện đại thời nay chỉ dùng dầu ăn mà không dùng mỡ động vật là một quyết định sai lầm.

“Thói quen này không tốt, có thể nói là sai lầm. Người lớn ngoài 50 tuổi trở ra bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em càng cần phải ăn mỡ” – BS. Hải nói.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho biết, trong mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, các loại vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào thần kinh. Nếu sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng các xuất huyết não. Không những thế, mỡ lợn cũng tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận.

Trong mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, các loại vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào thần kinh. Nguồn: bynew.live
Trong mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, các loại vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào thần kinh. Nguồn: bynew.live

Nếu người dân chỉ sử dụng dầu thực vật mà loại bỏ mỡ lợn, mỡ động vật ra khỏi khẩu phần ăn trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể khó hấp thụ một số các vitamin cần thiết, gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố, gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí cả thị giác cũng bị ảnh hưởng.

Những khuyến cáo khi sử dụng dầu và mỡ

Việc sử dụng dầu thực vật để chiên rán ở nhiệt độ trên 180 độ C không chỉ phá hủy các vitamin có lợi trong dầu mà còn gây ra các phản ứng hóa sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe con người.

Do đó, Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện Y học bản địa Việt Nam khuyến cáo với những món ăn cần chiên rán ở nhiệt độ cao thì sử dụng mỡ động vật sẽ tốt hơn. Chỉ sử dụng dầu ăn khi chế biến các món xào hoặc các món chiên rán cần nhiệt độ thấp, không nên sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.

Chỉ sử dụng dầu ăn khi chế biến các món xào hoặc các món chiên rán cần nhiệt độ thấp, không nên sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Nguồn: vtv.vn
Chỉ sử dụng dầu ăn khi chế biến các món xào hoặc các món chiên rán cần nhiệt độ thấp, không nên sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Nguồn: vtv.vn

Mỡ động vật dễ mốc hoặc ôi thiu, do đó cần bảo quản thật tốt. Không sử dụng những loại mỡ động vật khi có dấu hiệu bị hỏng như mốc, bốc mùi, đổi màu.

Những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… thì nên kiêng mỡ lợn.

Ngọc Hiền (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật