• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Met Gala 2022: Phụ nữ mặc gì trong thời đại xa hoa và giàu có nhất lịch sử?

Chủ đề của Met Gala 2022 là “Gilded Glamour và White Tie" với mục đích tái hiện lại thế giới...

Met Gala năm nay là phần tiếp nối của sự kiện năm ngoái với nguồn cảm hứng “In America: An Anthology of Fashion”, nhằm tái hiện lại không khí thời trang của một trong những thời đại xa hoa và giàu có nhất lịch sử mà người ta hay gọi là Thời đại Mạ vàng.

Nhà sử học và giám tuyển thời trang Kate Strasdin nhận xét về phong cách Thời đại Mạ vàng: “Không như chúng tôi nghĩ, trang phục thời kỳ đó được bao phủ bởi những đường nét cách điệu rất đặc sắc”.

Hai kiểu váy dạ hội của House of Worth. Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan
Hai kiểu váy dạ hội của House of Worth. Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan

Thời đại Mạ vàng kéo dài 30 năm, kéo dài từ năm đầu những năm 1870 đến hết năm 1890 của nước Mỹ: khi công nghiệp phát triển chóng mặt, các tòa nhà chọc chời liên tục mọc lên, kinh tế phát đạt và mọi vận may như đều hội tụ ở “tân thế giới”. Tương lai mời gọi ở đây, làn sóng nhập cư liên tục đổ bộ tới gồm quý tộc và cả những nô lệ bần hàn.

Đây cũng là khoảng thời gian nước Mỹ công nghiệp hóa nhanh chóng, các chuyến tàu, nhà máy và trung tâm đô thị được mở rộng, phát triển nhanh chóng.  Trong giai đoạn các nhà tư bản công nghiệp và ông trùm bất động sản đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp như này không thể không nhắc đến những cái tên nổi tiếng như: John D.Rockeffeler, Cornelius Vanderbilt, Andrew Carnegie, John Jacob Astor,... Ngoài ra còn có các nhà xã hội nổi danh Schermerhorn Astor và Alva Vanderbilt.

Giới thượng lưu khi đó đặt tiêu chuẩn trang phục phải trang trí ren đi cùng với trang sức bằng pha lê và mũ lông vũ. Loại mũ này thịnh hành đến nỗi năm 1895, Hiệp hội Audubon đã được thành lập với mục đích bảo vệ các loài chim khỏi nạn săn bắn. Trước khi khoác lên mình bộ váy dạ hội lộng lẫy, các quý cô phải mặc những chiếc áo lót rất cầu kỳ phức tạp. Không chỉ có áo nịt ngực, đệm vai, đệm ngực, váy lót cứng crinolines, họ thậm chí còn phải đeo cả khung thép để giữ dáng váy. Năm 1880, phong cách tuxedo mới rất được ưa chuộng và sau đó, bộ cánh trang trọng này đã trở thành trang phục tiểu chuẩn của những quý ông thành đạt.

Áo nịt ngực đã được cắt xén trên các thảm đỏ trong năm qua, tạo tiền đề cho Met Gala. Ảnh: Amy Sussman / Getty Images
Áo nịt ngực đã được cắt xén trên các thảm đỏ trong năm qua, tạo tiền đề cho Met Gala. Ảnh: Amy Sussman / Getty Images

Những bữa tiệc xa hoa bậc nhất là nơi thử thách khả năng, quyền thế của các nhà thiết kế thời trang Mỹ. Jeremy Scott, giám đốc sáng tạo của Moschino đã gửi gắm những thiết kế được lấy cảm hứng từ pannier (một loại váy “lồng chim” để giúp tùng váy xòe rộng) trong thế kỷ 18. Ngoài ra, các ngôi sao cũng có thể trình diện các mẫu thời trang cao cấp của Christian Siriano, Pyer Moss, hoặc các thiết kế cổ điển như crinoline của Alexander McQueen (Anh). Áo nịt ngực gần đây đã xuất hiện nhiều hơn trên thảm đỏ, điển hình như tháng trước, cả Olivia Rodrigo, Doja Cat và Dua Lipa đều diện chúng ở Grammy.

Trang phục thể hiện địa vị

Trong Thời kỳ Mạ vàng, quần áo như một công cụ phô trương địa vị của con người trong xã hội. Kate Strasdin nhấn mạnh, vào thời điểm đó, các thương hiệu thời trang vẫn là khái niệm mới lạ. Để khẳng định vị trí và giá trị của bản thân, các quý cô mua váy ở Pháp từ những người được mệnh danh là cha đẻ của thời trang cao cấp như Charles Worth, Jacques Doucet, Paul Poiret và Madame Jeanne Paquin. Đó cũng là những cái tên đã xuất hiện với thiết kế hiện đại sáng tạo tại Hội chợ thế giới những năm 1990 ở Pháp.

Kate cho biết trước khi Chiến tranh Thế giới I gián đoạn nguồn cung cấp hàng hóa châu Âu cho Mỹ, các nhà sản xuất quần áo tại đây đã phải làm việc liên tục.

Một trong những dấu hiện đầu tiên thể hiện sự giàu có là các quý cô, quý bà Mỹ phải đi du lịch Pháp - như một cách chứng tỏ họ đến đó để mua sắm: “Khi họ quay về, mọi người sẽ nhận ra chiếc váy này được mua ở Paris”.

Alice Claypoole Vanderbilt trong bộ váy
Alice Claypoole Vanderbilt trong bộ váy "Electric Light" (trái) và Alva Vanderbilt trong trang phục "Quý bà thời Phục hưng Venice" tại Vanderbilt Ball (phải). Ảnh: José María Mora

Để có thể đứng ở một vị trí cao trong xã hội, điều quan trọng là phải hòa nhập được với văn hóa châu Âu. Alva Vanderbilt, người không được giới thượng lưu đánh giá cao, đã tổ chức một bữa tiệc hoành tráng tại ngôi biệt thự Petit Chateau mới xây của cô. Trong buổi tiệc, cô đã diện một chiếc váy phong cách Venice nhằm học theo thời trang thời kỳ Phục hưng. Trong khi đó, chị dâu của cô, Alice Claypoole Vanderbilt nổi bật với bộ váy House of Worth có ánh điện sáng lung linh. Bộ cánh do Charles Worth thiết kế, và ngọn đuốc Alice giơ cao trên tay như Tượng Nữ thần Tự do được trang bị pin để thắp sáng. Hình ảnh Alice lúc bấy giờ đã trở thành biểu tượng, được đánh giá là đỉnh cao của thời đại bởi thời điểm đó phát minh bóng đèn của Thomas Edison vẫn khan hiếm.

Cuộc chiến áo nịt ngực

Những năm 1870, các phong trào khuyến khích phụ nữ không mặc áo nịt bắt đầu xuất hiện. Đây được coi như là hành vi chống lại quy tắc công cộng thời đại công nghiệp nên việc các cô gái ăn mặc một cách “rộng rãi” hơn là cú shock lớn với xã hội.

Một cảnh trong phim “Thời kỳ Mạ vàng” của HBO. Ảnh: Alison Cohen Rosa/ HBO
Một cảnh trong phim “Thời kỳ Mạ vàng” của HBO. Ảnh: Alison Cohen Rosa/ HBO

Phong trào này chưa đủ để thay đổi quy tắc trang phục của phụ nữ, song cũng đã phần nào gây ảnh hưởng đến những quý cô giàu có. Khoảng thời gian riêng tư ở nhà, họ ăn mặc thoải mái hơn với “tea gown” (áo dài kiểu rộng thường mặc trong giờ trà). Tuy nhiên, Kate cho biết nhiều khi bộ trang phục này vẫn cần đến đồ lót trong thô cứng, ví dụ như các sản phẩm của Adelaide Frick, vợ của nhà tư bản công nghiệp và bảo trợ nghệ thuật Henry Clay Frick.

Đầu năm nay, HBO (thuộc Warner Bros) đã công chiếu một loạt phim “Thời kỳ Mạ vàng” về những bộ trang phục lịch sử phong phú. Xuyên suốt bộ phim là câu chuyện của hai người phụ nữ trẻ ở New York trong bối cảnh cạnh tranh giữa các gia tộc hùng mạnh và hội nhà giàu mới nổi. Kasia Walicka-Maimone, nhà thiết kế cho các diễn viên trong bộ phim chia sẻ: “Khoảng thời gian này cho chúng tôi rất nhiều cơ hội để trải nghiệm, có nhiều kinh nghiệm hơn, và cũng có rất nhiều thứ để diễn tả”. Tổ làm việc của Kasia đã rất may mắn khi có cơ hội truyền tải hoàn cảnh xã hội cũng như những nguyện vọng khác nhau của các nhân vật lên màn ảnh.

  Một cảnh trong phim “Thời kỳ Mạ vàng” của HBO. Ảnh: Alison Cohen Rosa/ HBO

Một cảnh trong phim “Thời kỳ Mạ vàng” của HBO. Ảnh: Alison Cohen Rosa/ HBO

Kate Strasdin nhận thấy chủ đề Met Gala năm nay phù hợp với thực tế cuộc sống, bao gồm cả ảnh hưởng của tầng lớp giàu có như những người làm việc về mảng Internet (tương đương các nhà máy thép trong thời đại cũ) đến sự hiện đại hóa trong trang phục của các nhà thiết kế. Cô chia sẻ: “Sẽ thật tuyệt nếu buổi lễ là sự kết hợp của những đường nét cách điệu đầy màu sắc và hình dạng, thậm chí là có cả những chiếc mũ phá cách.”

HƯƠNG GIANG (Theo CNN)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật