• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những nhãn hàng thời trang bị "ném đá" nhiều nhất trong năm 2019

Tranh cãi không còn xa lạ gì với giới thời trang, và năm nay cũng không ngoại lệ với một số...

Nhiều thương hiệu thời trang lớn như Uniqlo, Dior, Gucci... làm dấy lên tranh cãi. Từ cáo buộc chiếm đoạt văn hóa cho đến những bộ trang phục thiếu tinh tế, dưới đây là những thương hiệu đã phải nhận làn sóng chỉ trích với những quyết định được cho là vô cảm, lạc lõng và không bao quát.

Quần khaki của Uniqlo

Những nhãn hàng thời trang bị

Đầu năm 2019, hãng Uniqlo từng bán một thiết kế quần kaki được đính kết thêm phần túi ngay điểm nhạy cảm. Theo chia sẻ, người mặc có thể dễ dàng đựng những vật dụng nhỏ như chìa khóa, vài đồng xu... Nhận nhiều ý kiến trái chiều ở thị trường Nhật, một bộ phận cho rằng chiếc quần phản cảm, nhưng không ít người lại bênh vực khẳng định đây là sự sáng tạo độc đáo.

Hoodie "thòng lọng" của Burberry

Những nhãn hàng thời trang bị

Vào tháng 2/2019, thương hiệu Burberry của Anh đã gây xôn xao tại Tuần lễ thời trang London khi trình diễn một chiếc áo hoodie có dây giống thòng lọng.

Burberry đã thu hồi chiếc áo hoodie và Tisci xin lỗi. “Tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất bình gây ra bởi một tác phẩm trong chương trình của tôi”, ông cho biết. “Tuy thiết kế được lấy cảm hứng từ chủ đề hàng hải, tôi nhận ra rằng nó thật nhạy cảm. Tôi không bao giờ muốn làm ai tức giận”.

Áo "mặt đen" của Gucci

Những nhãn hàng thời trang bị

Nhà mốt Gucci từng bị chỉ trích dữ dội vì chế giễu người da màu với trào lưu blackface, cùng thiết kế áo cổ cao lấy khuôn miệng tông đỏ làm điểm nổi bật. Sau đó, hãng phải lên tiếng xin lỗi, cho rằng đó chỉ là sự cố và không chế giễu tôn giáo hay sắc tộc nào.

Giày "mặt đen" của Katy Perry

Những nhãn hàng thời trang bị

Một sai lầm khác xảy ra vào tháng 2 với thương hiệu Katy Perry Collections, dòng thời trang được ngôi sao nhạc pop Katy Perry ra mắt vào năm 2017, bị cáo buộc sử dụng thiết kế mặt đen cho 2 kiểu giày của hãng.

Hai mẫu sản phẩm gây tranh cãi, đôi dép cao gót Ora Face Block và đôi giày lười Rue Face Slip-on, nổi bật với khuôn mặt được ví như bức tranh biếm họa nô lệ “Sambo” phân biệt chủng tộc. Sau những chỉ trích từ công chúng, chúng đã bị loại bỏ khỏi các cửa hàng và trang trực tuyến.

Dòng sản phẩm Kimono của Kim

Những nhãn hàng thời trang bị

Kim Kardashian ra mắt dòng sản phẩm đồ lót định hình có tên là Kimono Solutionwear. Tuy nhiên, thiết kế đã vấp phải sự phẫn nộ từ người dân Nhật Bản. Họ cho rằng thương hiệu xúc phạm trang phục truyền thống. Nhiều người đã bác bỏ cái tên này, trích dẫn sự chiếm đoạt văn hóa, một điều mà cô từng bị buộc tội nhiều lần trong quá khứ. Kim quyết định đổi tên thương hiệu nội y trước những lời chỉ trích nặng nề của công chúng. 

Versace, Givenchy và Coach "thiếu tôn trọng" chủ quyền Trung Quốc

Những nhãn hàng thời trang bị

Vào tháng 8/2019, Versace, Givenchy và Coach đã bị cáo buộc thiếu tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc khi cho ra mắt chiếc áo phông ám chỉ Hong Kong là một quốc gia riêng biệt với Trung Quốc đại lục. Nội dung thiết kế của sản phẩm đi ngược lại chính sách "Một Trung Quốc".

Trong danh sách các quốc gia và thành phố thủ đô, áo thun Coach và Givenchy cũng giới thiệu Đài Bắc là “Đài Bắc, Đài Loan”.

Giày biểu tình của Vans

Những nhãn hàng thời trang bị

Vans chịu nhiều phản đối ở Hong Kong vào tháng 10/2019, khi hãng loại bỏ một đôi giày sneaker có thiết kế lấy ý tưởng từ các cuộc biểu tình chống chính quyền tại thành phố. Thiết kế được đề xuất là một trong những bài nộp cho cuộc thi Custom Culture hàng năm của thương hiệu, trong đó những người tham dự sẽ gửi ý tưởng của họ để bỏ phiếu trực tuyến công khai, với người chiến thắng nhận được 25.000 USD và được đưa thiết kế tương ứng vào sản xuất.

Bài dự thi của nghệ sĩ Naomiso ở Canada lấy hình một bông hoa bauhinia màu đỏ, biểu tượng của Hong Kong và những người biểu tình đeo mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ và mũ cứng. Mẫu này đã vươn lên dẫn đầu cuộc thăm dò nhưng đột nhiên bị nhãn hàng gỡ xuống.

H&M và bộ sưu tập GBV

Những nhãn hàng thời trang bị

H&M là nhãn hiệu tiếp theo dính vào thị phi hồi tháng 11, khi tuyên bố hợp tác với nhà thiết kế người Italia Giambattista Valli dưới khẩu hiệu “Tôi yêu GBV”.

Mặc dù ba chữ cái là tên viết tắt của tên nhà thiết kế, bên ngoài giới thời trang, chúng thường được sử dụng làm chữ viết tắt cho “gender-based violence” (bạo lực trên cơ sở giới tính).

Nổi bật trên mũ, áo phông, dây chuyền và thậm chí cả quần boxer, khẩu hiệu gây phẫn nộ cho các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ. Họ yêu cầu sản phẩm phải được thu hồi.

Áo phông chủ đề xả súng của Bstroy

Những nhãn hàng thời trang bị

Bstroy, một nhãn hiệu thời trang dạo phố mới nổi từ Atlanta, bang Georgia, đã gây phẫn nộ trong Tuần lễ thời trang New York vào tháng 9 vì đã cho 4 người mẫu xuống sàn diễn trong những chiếc áo hoodie có ghi “Stoneman Douglas”, “Sandy Hook”, “Virginia Tech” và “Columbiaine” - tên của các trường học và cao đẳng nơi xảy ra một số vụ xả súng hàng loạt nguy hiểm nhất ở Mỹ.

Trang phục ôm sát của Fashion Nova

Những nhãn hàng thời trang bị

Hãng thời trang Fashion Nova gây tranh cãi khi ra mắt bộ trang phục ôm sát cơ thể, với đường cut-out táo bạo trước ngực, eo và hông. Bộ cánh được thiết kế giống kiểu quần đạp xe cùng tay áo dài và phần cổ lọ với khóa kéo. Ngoài ra, chi tiết kỳ quặc nhất trên trang phục chính là chiếc khóa cài có thể bật ra bất cứ lúc nào, dễ dàng để lộ vòng một của người mặc. Nhiều người nhận xét sản phẩm mới của thương hiệu phản cảm, để lộ cơ thể phụ nữ một cách kém duyên.

Áo crop top dành cho nam của ASOS 

Những nhãn hàng thời trang bị

ASOS ra mắt mẫu áo crop top dành cho nam với giá thành 15 USD (hơn 400.000 đồng). Thương hiệu lấy cảm hứng từ hình ảnh các chàng trai lực lưỡng và nhận định đây là sự đi đầu trong ngành thời trang 2019. Hãng bình dân cho rằng người mặc có thể kết hợp nhiều kiểu đồ khác nhau và dễ dàng lựa chọn trang phục đi kèm. Tuy nhiên, thương hiệu Anh đã nhận vô số lời chế giễu và chỉ trích từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng chiếc áo không có công dụng nào khác ngoài việc để lộ vòng eo của các chàng trai.

Khăn tắm của thương hiệu Aria McManus

Những nhãn hàng thời trang bị

Một thương hiệu của New York - Aria McManus đã thiết kế món đồ 2 trong một, kết hợp khăn tắm cùng jumpsuit thời trang. Theo chia sẻ của nhãn hàng, các cô gái có thể nằm phơi nắng ở bất cứ đâu, không phải lo lắng về việc tóc bị dính cát khi vạt áo phía sau có thể trải ra thành chiếc khăn.

Tuy nhiên, bộ trang phục này gây tranh cãi vì giá thành tương đối đắt đỏ, khoảng 199 USD (tương đương hơn 4,5 triệu đồng). Ngoài ra, một điểm trừ chính là phái nữ bắt buộc phải kết hợp thêm bikini bên trong để tránh sự cố lộ hàng kém duyên.

Mắt kính "One Foot Taller" 

Những nhãn hàng thời trang bị

Không chỉ trang phục khăn tắm, cộng đồng mạng cũng bất ngờ với thiết kế mắt kính độc đáo giúp những người vóc dáng nhỏ bé có thể nhìn được xa hơn giữa đám đông. NTK Dominic Wilcox tạo ra mẫu phụ kiện One Foot Taller lấy cảm hứng từ chiếc kính tiềm vọng của tàu ngầm, nhưng dựng thẳng đứng để người dùng có tầm nhìn lý tưởng. Giới chuyên môn cho rằng mẫu phụ kiện này phi thực tế và khá rườm rà khi người dùng cất giữ trong túi xách.


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật