• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sốc phản vệ, viêm não, phù nội tạng...vì thú cưng

Mới đây một họa sĩ Mỹ vừa bị cắt cụt tay, chân để giữ lại tính mạng vì bị nhiễm...

Nuôi thú cưng như chó mèo mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây nguy hại về sức khỏe cho gia chủ. Khi người ta xem thú cưng như thành viên trong nhà, chăm sóc chúng như đứa trẻ: hôn hít, ẵm bồng, dắt đi dạo, ăn chung, ngủ chung... có thể khiến bạn bị lây nhiễm các bệnh vô cùng nguy hiểm.

1. Nhiễm khuẩn Toxoplasma

Bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasma hay còn gọi là bệnh mèo cào.
Bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasma hay còn gọi là bệnh mèo cào.

Vi khuẩn Toxoplasma là dạng trùng bào tử sống ở ruột mèo, gây ra các triệu chứng giống với bệnh cúm. Trứng của chúng thường nằm trên mặt chó mèo và lây lan trực tiếp sang người.

Nếu phụ nữ đang mang thai nhiễm Toxoplasma, trẻ sinh ra thường sẽ bị dị tật bẩm sinh rất nguy hiểm. 

Hãy dọn ổ mèo thường xuyên, đeo găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân động vật, rửa tay thật kỹ sau khi làm vườn.

2. Nhiễm khuẩn Bartonella henselae

Nếu bị mèo cào, hãy rửa sạch vết thương ngay lập tức, sau đó đến bệnh viện để điều trị.
Nếu bị mèo cào, hãy rửa sạch vết thương ngay lập tức, sau đó đến bệnh viện để điều trị.

Nếu mèo của bạn có bọ chét và chúng vô tình cào bạn xước da, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết thường tưởng chừng như đơn giản này.

Ban đầu Bartonella henselae chỉ gây sốt, phình hạch bạch huyết và gây ra các triệu chứng suy nhược cơ thể như mệt mỏi, đau nhức. Những người có hệ miễn dịch yếu dễ nhiễm bệnh hơn, vì vậy hãy để mèo tránh xa trẻ em dưới 1 tuổi, người già và phụ nữ mang thai. 

Nếu bị mèo cào, hãy rửa sạch vết thương ngay lập tức, sau đó phải đến bệnh viện để được điều trị.

3. Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis

Đây là một loại virus gây ra hiện tượng viêm não. 
Đây là một loại virus gây ra hiện tượng viêm não. 

Đây là một loại virus gây ra hiện tượng viêm não. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân hoặc chuồng của động vật bị bệnh, bạn có thể cũng bị nhiễm và có các triệu chứng giống cúm.

Trường hợp nặng hơn có thể gây viêm não và khiến bạn phải nhập viện. Phụ nữ mang thai nếu vô tình nhiễm phải virus này sẽ có khả năng lây sang cho thai nhi và gây ra các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.

4. Bệnh Lyme

Vật trung gian lây truyền bệnh từ thú cưng sang người là bọ ve. 
Vật trung gian lây truyền bệnh từ thú cưng sang người là bọ ve. 

Vật trung gian lây truyền bệnh từ thú cưng sang người là bọ ve. Bọ ve có thể rơi ra từ lông thú cưng và bò lên da người. Nếu nhiễm Lyme, bạn có thể thấy phát ban trên da, sốt, hoặc đau cơ, khớp và ảnh hưởng đến trí nhớ trong một thời gian dài.

Để bảo vệ bản thân, tránh mang vật nuôi đến những khu vực nhiều cỏ cây, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè, tắm và vệ sinh cho vật nuôi để loại bỏ ve.

Tốt nhất là phải tiêm ngừa bệnh dại cho chó mèo, đưa đến bác sĩ thú y khám định kỳ.

5. Khuẩn Salmonella

Khuẩn salmonella thường có trong thịt gia cầm chưa nấu kỹ, trên da của thú cưng là bò sát.
Khuẩn salmonella thường có trong thịt gia cầm chưa nấu kỹ, trên da của thú cưng là bò sát.

Khuẩn salmonella thường có trong thịt gia cầm chưa nấu kỹ, nhưng loại vi khuẩn này cũng có trên da của thú cưng là bò sát.

Những con vật có khuẩn này vẫn có vẻ ngoài hoàn toàn khỏe mạnh và chúng sẽ lây truyền vi khuẩn này qua phân và bám vào lông.

Để giảm thiểu nguy cơ, hãy rửa tay thật kỹ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với phân động vật.

6. Bệnh dại: 

Cách tốt nhất phòng dại cho thú cưng là tiêm vaccine cho chúng.
Cách tốt nhất phòng dại cho thú cưng là tiêm vaccine cho chúng.

Biểu hiện khi nhiễm bệnh dại của chó là chảy nước dãi liên tục. Virus này có thể nhiễm vào hệ thống thần kinh của cả động vật và người, khả năng gây ra tử vong cao, rất thương tâm. 

Nếu bạn bị chó cắn, dù không rõ chúng có bị dại hay không cũng nên đi tiêm phòng vì tỷ lệ sống sót khi đã nhiễm bệnh này là rất thấp.

Cách tốt nhất phòng dại cho thú cưng là tiêm vaccine cho chúng.

7. Hắc lào, nấm má

Bệnh hắc lào.
Bệnh hắc lào.

Hắc lào là một dạng bệnh nấm phát triển ở các nang lông và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp. Hắc lào gây các nốt phát ban hình vòng tròn đỏ và ngứa trên da người. Cách tốt nhất để phòng bệnh là làm sạch ổ thú cưng thường xuyên, rửa tay, hút bụi và khử trùng.

Nấm má (tinea barbae): thường vết thương ở một bên (phải hay trái), đôi khi ở cằm. Bệnh nhiễm do hôn hít thú nuôi trong nhà có vi nấm trên lông (T. mentagrophytes, M.canis ở chó, mèo).

8. Bệnh hen

 Nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính, nguy hiểm tính mạng do tiếp xúc với lông chó, mèo.
 Nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính, nguy hiểm tính mạng do tiếp xúc với lông chó, mèo.

Theo các bác sĩ nhi khoa, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ lên cơn hen cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng do tiếp xúc với lông chó, mèo.

Đối với người bị hen, đặc biệt là hen suyễn, lông chó mèo sẽ gây kích ứng đường hô hấp và phế quản, gây ra tình trạng ho khan, khó thở liên tục nếu như không được điều trị thuốc cắt cơn kịp thời.

9. Bệnh dị ứng

Lông vật nuôi là nguyên nhân gây dị ứng da cho rất nhiều người.
Lông vật nuôi là nguyên nhân gây dị ứng da cho rất nhiều người.

Lông vật nuôi cũng là nguyên nhân gây dị ứng da cho rất nhiều người. Tại bệnh viện da liễu trung ương, rất nhiều bệnh nhân đến khám có biểu hiện nổi mề đay, sẩn phù, đỏ tấy và ngứa dữ dội do dị ứng với lông chó mèo.

Đó là chưa kể, lông chó mèo cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, khó thở, sưng phù nội tạng, xuất huyết trong và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

10. Bệnh ghẻ

Cách tốt nhất để bảo vệ bạn và cún cưng là tránh để chúng tới gần những con chó nhiễm ghẻ.
Cách tốt nhất để bảo vệ bạn và cún cưng là tránh để chúng tới gần những con chó nhiễm ghẻ.

Phân biệt bệnh ghẻ chó với bệnh ghẻ trên người. Bệnh ghẻ chó không thực sự lây sang người, nhưng có thể gây cho chúng ta nhiều phiền toái. Con ghẻ chó chỉ sống trên da chó, nhưng chúng có thể nhảy lên người chúng ta, cắn rồi quay trở lại nơi trú ngụ ban đầu. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn và cún cưng là tránh để chúng tới gần những con chó nhiễm ghẻ.

11. Nhiễm giun sán

Ấu trùng giun di chuyển dưới da người.
Ấu trùng giun di chuyển dưới da người.

Giun sán là ký sinh trùng trong đường tiêu hóa. Ấu trùng của chúng có trong phân động vật. Giun sán có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau cơ khớp, thiếu máu, phát ban nổi mụn ngoài da. Nếu nuôi thú, bạn nên dùng bao tay và đi ủng cẩn thận khi dọn phân của chúng.

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật