Các bệnh về mắt ở trẻ khi tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử
Tật cận thị
Sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử song hành với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của mạng Internet, trẻ em ngày nay dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử đầy màu sắc so với đồ chơi truyền thống như trước đây. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt ở trẻ, đặc biệt là các tật khúc xạ.
Ở lứa tuổi nhỏ, cơ quan thị giác của trẻ em chưa hoàn chỉnh cả về cấu tạo lẫn sinh lý, việc để mắt tiếp xúc với màn hình điện tử đòi hỏi sự tập trung cao độ nhiều hơn mức cho phép sẽ khiến mắt làm việc căng thẳng, sinh ra cận thị. Bên cạnh đó, trẻ em có xu hướng dí sát mắt vào màn hình ipad hoặc điện thoại nên cận thị càng đến nhanh hơn.
Phơi nhiễm ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh từ điện thoại di động, ipad hay các thiết bị điện tử khác là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về võng mạc ở trẻ. Bệnh võng mạc xảy ra khi có sự phát triển của các mạch máu bất thường, lan rộng ra võng mạc và mô lót phía sau mắt.
Các mạch máu bất thường này rất dễ vỡ tạo ra các vết sẹo võng mạc, sau đó sẹo bong ra khỏi vị trí của nó dẫn đến bong võng mạc. Bong võng mạc được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất thị lực và mù lòa ở những trẻ bị bệnh võng mạc.
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về võng mạc ở trẻ. |
Lác mắt
Nếu trẻ có biểu hiện nheo mắt, không nhìn thẳng vào trọng tâm mỗi khi sử dụng màn hình điện thoại hay ipad thì nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra vì rất có khả năng bé bị lác mắt. Lác mắt về lâu dài có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hay hỏng giác mạc. Không thể chữa khỏi lác mắt mà chỉ có thể hạn chế tối đa việc sử dụng màn hình điện tử để bảo vệ mắt.
Khô mắt
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Nhĩ khoa Khám bệnh - Nội khoa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, khi trẻ quá tập trung vào màn hình điện tử, mắt sẽ không được điều tiết đúng cách, không thể chớp mắt liên tục dẫn đến khô mắt. Tình trạng khô mắt xảy ra khi nước mắt của trẻ tiết ra không đủ hoặc nước mắt không chứa đủ lượng dầu cần thiết, do đó không thể cung cấp độ ẩm cho mắt hoạt động và tránh các tổn thương, nhiễm trùng.
Mỏi mắt
Trẻ thường xuyên xem điện thoại di động, ipad rất hay gặp phải tình trạng mỏi mắt do mắt hoạt động quá sức. Cảm giác nhức mỏi khiến trẻ khó chịu và có nguy cơ dẫn đến các bệnh về mắt.
Tuy nhiên, nếu trẻ mỏi mắt và biết cách cho mắt nghỉ ngơi đúng cách thì mắt có thể khỏe mạnh lại nhanh chóng và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lơ là vì chứng nhức mỏi mắt cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt ở trẻ, cần đưa trẻ đi khám sớm để điều trị đúng.
Để giảm thiểu tác hại từ màn hình điện tử đến mắtt: Tăng chớp mắt một cách chủ động, cần nghỉ ngơi xen kẽ giữa những khoảng thời gian sử dụng thiết bị điện tử, hít thở và đi lại trong phòng.
Nguyên tắc 20/20: Để giữ cho đôi mắt không bị khô và mệt mỏi, các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn bé để mắt nghỉ ngơi thường xuyên với quy tắc 20-20-20. Nghĩa là, cứ mỗi 20 phút tiếp xúc với màn hình điện tử, hãy cho mắt nghỉ ngơi trong 20 giây và tập trung nhìn vào một đối tượng hay vật thể ở cách xa 20 feet (tương đương 6 mét).
Dẫn trẻ đi thăm khám các bệnh về mắt định kỳ hoặc kiểm tra mắt hàng năm. Đảm bảo việc chiếu sáng tốt ở phòng của trẻ. Phần lớn các khó chịu về mắt là do ánh sáng không tương thích hay ánh sáng không đủ.
Người lớn cần giám sát hạn chế cho trẻ xem điện thoại. |
Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử: Không nên cho trẻ em độ tuổi từ 0 - 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Cần hạn chế thời gian sử dụng 1 tiếng/ngày với trẻ có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Chỉ nên ở cho trẻ tiếp xúc ở mức 2 tiếng mỗi ngày với trẻ từ 6 – 18 tuổi.
Cha mẹ cần tạo thói quen chính bản thân mình không sử dụng điện thoại để nghịch hoặc chơi game quá nhiều khi ở nhà. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được điện thoại hoặc ipad chỉ là phương tiện để làm việc. Bố mẹ cần dành nhiều thời gian để chơi đùa với trẻ
Khi muốn sử dụng các thiết bị này vào mục đích khác, cha mẹ nên chờ đến khi con ngủ hoặc khi con không nhìn thấy để tránh phát sinh những băn khoăn trong lòng trẻ. Trẻ cần được xây dựng thói quen trước khi sử dụng thiết bị điện từ phải xin phép người lớn và cần phải được sự đồng ý của cha mẹ mới được phép sử dụng.
Những tác hại khác khi trẻ tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử: Chậm phát triển khả năng đọc viết, khả năng ngôn ngữ, khả năng lý luận kém và làm giảm trí nhớ.
Não của trẻ hấp thụ sóng điện từ nhiều hơn 60% so với não người lớn (do độ dày hộp sọ thấp hơn). Các bức xạ điện từ quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và làm tăng khả năng trẻ mắc các bệnh như bệnh bạch cầu và hen suyễn. Khó ngủ, phá vỡ nhịp sinh học. Trẻ dễ bị trầm cảm, lo âu, tính cách thường khó dạy bảo, giảm giao tiếp với cha mẹ và các bạn cùng trang lứa khiến trẻ có xu hướng tự kỷ. Tổn thương các khớp xương ở tay, lưng và cổ. Đặc biệt khi trẻ ngồi sai tư thế và sử dụng điện thoại quá lâu.
Nếu trẻ đang gặp phải những vấn đề về thị lực, cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị sớm nhất.