Té trật chân nhưng phải cấp cứu vì khuẩn tụ cầu
Bệnh nhân 14 tuổi ở Kiên Giang khi đi làm phụ gia đình trên chiếc xà lan, vô tình vấp dây té trật chân phải, không chấn thương vùng đầu, nhưng đến chiều thì sốt cao , chụp Xquang được chẩn đoán chấn thương phần mềm. Bác sĩ cho thuốc về uống nhưng không khỏi, vùng mắt cá phải sưng to kèm sốt.
Bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố . |
Sau đó bệnh nhân được người nhà đưa lên bện viện tỉnh An Giang và bắt đầu nói sảng, có dấu hiệu co giật.
Do diễn biến bệnh ngày càng nạn, bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Chỉ từ vết thương ngõ vào xâm nhập từ khớp gối, giờ đây bệnh nhân đối diện triệu chứng sốc và nhiễm trùng huyết toàn thân, sưng khớp tiến triển.
Các bác sĩ đang ra sức bảo tồn chức năng cơ quan cho bệnh nhân. Đặc biệt màng tim bênh nhân đang có nguy cơ bị tấn công tiếp theo sau khớp gối.
Theo bác sĩ bệnh viện Nhi đồng Thành phố thì tình trạng bệnh nhân vẫn còn khá nặng dịch khớp gối đầy mủ và máu.
Khuẩn tụ cầu là gì, ai dễ mắc?
Các dòng vi khuẩn tụ cầu dễ dàng tìm thấy ngoài môi trường trong đất, nước bẩn, đồng ruộng và các vùng nước tù đọng, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp.
Vi khuẩn xâm nhập có thể chỉ từ một vết thương ngoài da rất nhỏ, từ đó dễ biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng da, khớp, tim và nhiễm trùng huyết toàn thân nặng nề...
Rất nhiều hội chứng và biểu hiện lâm sàng do tụ cầu khuẩn gây ra, từ các nhọt đơn thuần đến nhiễm khuẩn nhiều bộ phận trong cơ thể và tử vong. Trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là đối tượng dễ bị tụ cầu xâm nhập nhất.
Các tổn thương thông thường do tụ cầu là chốc lở, viêm nang lông, các loại mụn nhọt, áp-xe và nhiễm khuẩn các vết rách, xước trên da. Các biểu hiện toàn thân hiếm gặp nhưng nếu các tổn thương lan rộng có thể làm người bệnh sốt, mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém.
Các tổn thương chốc lở ngoài da thường không phức tạp, nhưng khi vi khuẩn lưu hành trong máu có thể gây ra những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, áp-xe phổi, viêm tuỷ xương, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm khớp xương mủ cấp, viêm màng não hoặc áp-xe não…
Ngoài các tổn thương chủ yếu ở da, còn có viêm kết mạc do tụ cầu ở trẻ sơ sinh và người lớn.
Vi khuẩn tụ cầu. |
Trẻ sơ sinh và người mắc bệnh mạn tính là đối tượng dễ bị tụ cầu xâm nhập nhất. Người cao tuổi, bị suy nhược, người lạm dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân đái tháo đường, xơ túi mật, suy thận mạn, rối loạn chức năng bạch cầu, khối u và bỏng… cũng có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở những vùng có điều kiện vệ sinh cá nhân kém, nơi đông dân cư, đặc biệt là thiếu nước sạch trong sinh hoạt, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh mạnh. Nơi cư trú của vi khuẩn là ở lỗ mũi, có đến 20 - 30% dân số mang tụ cầu khuẩn coagulase dương tính, và khoảng 1/3 các trường hợp bệnh là do tự nhiễm.
Vai trò truyền bệnh của các vật dụng bị nhiễm khuẩn cần đặc biệt lưu ý. Bàn tay bẩn là nguyên nhân làm lây truyền bệnh quan trọng nhất. Bệnh hiếm khi lây truyền qua đường thở, nhưng trẻ nhỏ có các bệnh do virus ở đường hô hấp thì cách lây truyền này vẫn có thể xảy ra.
Phòng ngừa tụ cầu khuẩn ra sao?
Tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn có tính kháng kháng sinh rất cao, nhất là đối với những bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh nhiều thì khi mắc tụ cầu khuẩn, chỉ định điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đối với những tổn thương khu trú trên da thì không cần phải điều trị kháng sinh, trừ khi nhiễm khuẩn lan rộng hoặc có biến chứng. Tại chỗ mưng mủ chỉ cần làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn, dùng kháng sinh trực tiếp.
Các loại áp-xe cần rạch mủ và kết hợp dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm. Những loại nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim cần có những kháng sinh đặc hiệu.
Phòng bệnh tụ cầu khuẩn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác thì vệ sinh cá nhân là điều kiện quan trọng, giữ sạch sẽ những vết trầy xước trên da.