• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Tiền mất tật mang" vì tin vào quảng cáo "ba đời làm thuốc gia truyền"

Có rất nhiều hành vi nguy hại được các đơn vị quảng cáo sử dụng để đánh lừa người...

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, đã có ít nhất 2 bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, men gan tăng vọt hàng chục lần và phải nhập viện cấp cứu trong 2 tuần qua do sử dụng thuốc nam trị bệnh theo quảng cáo trên mạng.

  Những quảng cáo thuốc qua mặt cơ quan y tế - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Những quảng cáo thuốc qua mặt cơ quan y tế - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Một trong 2 người bệnh kể trên 25 tuổi, uống thuốc nam 20 ngày mà theo quảng cáo là để sinh con trai. Tuy nhiên sau khi uống bệnh nhân gặp các triệu chứng mệt mỏi, men gan tăng cao gấp 20 lần. 

Bác sĩ Vũ Minh Đức, khoa nội tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết bệnh nhân điều trị sớm nên chưa tổn thương nặng tới mức vàng da, vàng mắt. Qua xét nghiệm cho thấy bệnh nhân không bị viêm gan siêu vi B, C, HIV, tình trạng men gan tăng cao là do gan bị nhiễm độc thuốc nam. 

Một bệnh nhân khác (73 tuổi, bị đau khớp và viêm gan B đã nhiều năm) cũng gặp tình trạng tương tự. Bệnh nhân đã sử dụng thuốc nam và tưởng khỏi bệnh nhưng bất ngờ xuất hiện các mảng bầm tím dưới da nên đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, người này được chẩn đoán đã suy gan, suy thận... cũng do ngộ độc thuốc nam.

Bệnh viện Xanh Pôn từng tiếp nhận bệnh nhân nam 56 tuổi, mắc tiểu đường lâu năm, đồng thời mắc viêm gan B, ung thư gan, sử dụng thuốc tiêm điều trị tiểu đường. Cụ thể vào tháng 10/2020, sau khi nghe quảng cáo trên mạng, bệnh nhân đã bỏ điều trị thuốc tây sang uống thuốc nam. Vài ngày đầu, chỉ số đường huyết của bệnh nhân có giảm, nhưng càng ngày càng mệt mỏi, ăn uống kém, cuối tháng bệnh nhân vào viện trong tình trạng huyết áp tụt, ý thức chậm, thở nhanh, đau bụng...

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết chính ông cũng từng bị đội ngũ bán thuốc thông qua gọi điện quảng cáo, gọi điện mời mua sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc phạm vi Cục An toàn thực phẩm quản lý.

GS Nguyễn Thanh Liêm - chuyên gia về nhi khoa, nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, bị sử dụng ảnh chụp và gắn tên khác trên quảng cáo.

Trao đổi với Tuổi trẻ, PGS Lưu Thị Hồng, nguyên vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), cũng gặp tình huống tương tự: "Có đến hàng chục mẫu quảng cáo kiểu này, mỗi mẫu sử dụng một ảnh khác nhau nhưng tên trên quảng cáo đều là tên tôi. Chúng tôi đã gọi cho đơn vị quảng cáo sản phẩm có ghi trên mạng xã hội, thậm chí nhắn tin vào số điện thoại và tin nhắn trên fanpage của họ thì họ xóa tin ngay hoặc trả lời rằng không biết tôi là ai. Làm sao để dân mạng không bị lừa nữa, điều này làm tôi rất trăn trở".

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật