1. Vì sao bàn ghế gỗ bị trầy xước?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bàn ghế gỗ bị trầy xước, hãy tham khảo để hạn chế đối với các vật dụng gỗ trong nhà nhé:
- Do va chạm các đồ dùng nặng, bén nhọn như dao, kéo, que kẽm,…
- Do quá trình lắp đặt không cẩn thận.
- Do tiếp xúc với nước trong một thời gian dài.
2 Cách loại bỏ vết xước trên bàn ghế gỗ phòng khách hiệu quả
Sử dụng sáp màu
Rất nhiều người đã thực hiện và nhận thấy phương pháp đánh bóng gỗ bằng sáp màu khá hiệu quả. Bạn chỉ cần chọn màu phù hợp với bộ bàn ghế nhà mình, sau đó chà lên bề mặt có vết xước. Cuối cùng, dùng khăn mềm làm sạch lại, bạn đã có ngay một bộ bàn ghế hoàn toàn mới.
Dùng bã cà phê
Nếu bộ bàn ghế phòng khách nhà bạn có màu tối, sử dụng bã cà phê là một cách lau đồ gỗ sáng bóng hoàn hảo. Tận dụng bã cà phê sau khi uống, bạn dùng chúng chà nhẹ lên bề mặt xước. Sau đó để khô tự nhiên và dùng khăn ấm làm sạch để có bộ bàn ghế như mới.
Dùng quả óc chó
Trong quả óc chó (hoặc hạnh nhân) có chứa lượng dầu bóng tự nhiên. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để đánh bay vết trầy xước trên bề mặt đồ gỗ nội thất.
Bạn chỉ cần bóc vỏ óc chó và sử dụng phần hạt, chà trực tiếp lên vết xước khoảng từ 5 -10 lần. Lặp đi lặp lại cho đến khi vết xước mờ nhất có thể, mỗi lần nên cách nhau khoảng 10 phút.
Dùng dầu ô liu
Dùng dầu ô liu để xử lý những vết xước rất đơn giản. Với những vết trầy xước nhẹ, có độ sâu vết xước thấp và nhỏ; thì sử dụng dầu ô liu là phương án thích hợp và dễ dàng nhất.
Bạn dùng vải sạch và mềm thấm dầu ô liu, sau đó chà nhẹ lên vết xước nhiều lần. Sau một thời gian nhất định, chúng sẽ ngấm vào đồ gỗ nội thất một cách tự nhiên, giúp che mờ vết xước và làm bóng sản phẩm.
Dùng bột màu
Nếu vết xước trên đồ gỗ nội thất là do thú cưng gây ra hoặc vô tình va đập mạnh,… thì chúng ta có thể xử lý bằng cách dùng bột màu chà xát nhẹ lên vết xước. Sau đó tiếp tục dùng sơn móng tay loại bóng không màu để quét lên một lớp mỏng.
Sử dụng giấy ráp đánh đồ gỗ
Với những đồ gỗ nội thất có vết xước sâu. Bạn nên dùng giấy ráp đánh đồ gỗ để xử lý. Đối với những vết xước ăn sâu vào trong gỗ, không thể áp dụng những cách thông thường. Bạn nên sử dụng giấy ráp hoặc miếng len thép nhỏ để xử lý.
Dùng giấy ráp chà mạnh vết xước và phần xung quanh theo đường thuận của vân gỗ đến khi vết xước mờ hẳn và khó nhận biết bằng mắt thường. Sau đó dùng khăn mềm chấm dầu ô liu để lau lại. Sau khi lớp dầu khô, hãy dùng sơn đồng màu với gỗ để sơn lại vết xước.
Dùng chai xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng
Nếu các bạn muốn đánh bay vết trầy xước trên bề mặt gỗ hiệu quả; mà không muốn tốn nhiều thời gian. Vậy thì giải pháp tối ưu nhất có lẽ dùng một chai xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng. Vì là sản phẩm chuyên dụng, nên phần lớn các sản phẩm loại này thường dễ sử dụng.
Chỉ cần phun trực tiếp lên bề mặt cần đánh bóng và dùng khăn mềm lau sạch lại là có thể làm mờ vết trầy xước và giúp bề mặt gỗ sáng bóng hơn. Đây được xem là mẹo đánh bóng đồ gỗ hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Dùng bàn ủi
Bàn ủi cũng là một biện pháp đơn giản để xử lý vết trầy xước trên bề mặt gỗ. Bạn hãy nhúng một chiếc khăn ướt sau đó đặt lên vị trí vết xước, dùng bàn ủi đè lên trong khoảng 10 giây.
Tiếp đến, bỏ khăn ra và nhỏ vài giọt nước lên trên vết xước, đặt lại khăn và tiếp tục đè bàn ủi lên. Lặp đi, lặp lại ít nhất 3 lần.
3. Cách làm kín những khe nứt trên đồ gỗ
Đối với những vết nứt nhỏ
Những vết nứt nhỏ nếu để lâu có thể sẽ càng ngày càng dài và lớn hơn. Chính vì thế nên dù chỉ là một vết gợn rất nhỏ đi nữa, bạn cũng nên xử lý nhanh bằng cách sử dụng sáp ong nhét vào những chỗ nứt. Sau đó quét lại sơn vecni (hỗn hợp giữa cánh kiến và cồn 90 độ) cho cùng màu với toàn bộ sản phẩm. Cách này tương đối phổ biến, lại dễ thực hiện.
Đối với những vết nứt lớn
Khi tấm gỗ có vết nứt lớn, bạn sẽ không thể dùng sáp ong lấp đầy hết những vết ấy. Thay vào đó bạn hãy dùng mùn cưa mịn, đây là cách xử lý gỗ bị nứt đơn giản được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Bạn hãy lấy keo lỏng trộn với mạt cưa đã rây nhuyễn. Bạn có thể xin hoặc mua một ít mùn cưa từ những cơ sở sản xuất gỗ, mua thêm một ít loại keo hay dùng để pha với vôi quét tường. Trộn mùn cưa với keo cho thật đều và nhuyễn rồi đem chưng lên cho nóng. Sau đó nhét vào các vết nứt và miết cho thật bằng mặt.
Bạn có thể dùng giấy nhám mịn, đánh nhẹ cho bằng phẳng so với bề mặt xung quanh. Cuối cùng, hãy lấy sơn vecni đánh lên các chỗ đã được trét kín cho đồng màu. Đừng quên sơn màu làm sao cho hợp lý, hài hòa để vết nứt không bị phát hiện ra.
(Tham khảo từ Điện Máy Xanh)