Tìm lời khuyên từ bạn bè/ chuyên gia tin cậy nhất
Đôi khi các phương tiện thông tin đầy đủ xung quanh như truyền hình, radio, internet, báo chí khiến chúng ta quên đi một đối tượng cần tham khảo khi tiêu dùng đó là những người thân, bạn bè xung quanh hay các chuyên ra. Chính họ là những người trực tiếp cho chúng ta những lời khuyên thiết thực bởi những lời khuyên đó rất có thể là những kinh nghiệm thực tế của bản thân họ.
Bạn cũng thấy đó là những lời khuyên rất có trách nhiệm đúng không? Họ có thể cho bạn nguồn thông tin cần thiết khi bạn mua sản phẩm kỹ thuật công nghệ như máy ảnh, điện thoại… về danh tiếng của sản phẩm và các nhà cung cấp đáng tin cậy.
Cất giữ các giấy tờ của món hàng đã mua
Giấy tờ đi kèm sản phẩm cho bạn những thông tin và hướng dẫn cần thiết về sản phẩm, đồng thời có thể đó là các bằng chứng để bạn tiến hành các thủ tục cần thiết khi có rắc rối xảy ra với sản phẩm. Giấy tờ đi kèm sản phẩm nên được cất giữ vào một file riêng biệt trong tủ tài liệu, giấy tờ của nhà bạn vì có thể bạn sẽ có nhiều loại giấy tờ cho các sản phẩm khác nhau như tivi, tủ lạnh, điều hòa, quạt… trong gia đình. Giấy tờ của sản phẩm mà bạn cần lưu giữ có thể là hoá đơn thanh toán; phiếu giao hàng; bảo đảm hoặc thẻ bảo hành; quan tâm đến khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thỉnh thoảng kiểm kê đồ đạc
Xem có món nào còn quên chưa được dùng tới, bạn sẽ cảm thấy vui cũng như mua đồ mới và tránh trường hợp mua phải thứ đã mua rồi!
Mua đồ theo giá trị sử dụng và luôn coi trọng sự lâu bền
Đừng để bị cuốn hút bởi mã ngoài hoặc chạy theo trào lưu - đơn giản bởi vì bạn sẽ phải trả giá đắt hơn giá trị thật gấp nhiều lần. Tư tưởng thời thượng đồng nghĩa với nhất thời thường được liệt vào hạng đua đòi hơn là đẳng cấp.
Không nên mua đồ chỉ vì rẻ
Chỉ mua thứ đã được khẳng định vừa tốt vừa rẻ, vừa có giá trị sử dụng đối với bạn. Nếu không có ý định tiết kiệm, bạn hãy mua một món đồ thật xịn, thật đẳng cấp. Lúc bỏ tiền bạn sẽ thấy hơi xót xa và nhịn mua một thời gian dài để hồi phục!
Tìm mọi lý do để trì hoãn hoặc không mua
Nếu món đồ chưa thực sự cần thiết. Một thứ mà nếu không mua ngay cũng chẳng sao thì rõ ràng là bạn chưa thực sự cần nó. Lý do lớn nhất để không mua một món đồ là vì bạn sẽ không có khả năng mua một món đồ khác cần thiết hơn.
Tìm hiểu quyền lợi của khách hàng và tiến hành các bước cần thiết
Dịch vụ hậu mãi luôn là những nội dung được quan tâm sau sản phẩm, vì đó chính là quyền lợi của khách hàng sau vấn đề giá cả sản phẩm. Thông tin về quyền lợi của khách hàng phần nào thể hiện uy tín của sản phẩm cũng như giúp giúp bạn bảo trì, bảo vệ đồ dùng tốt hơn, tiến hành sửa chữa, khắc phục các rắc rối một cách đơn giản hơn.
Hạn chế cho đồ cũ
Vì việc này sẽ khiến có cảm giác mình cần phải đi mua đồ mới để… thưởng cho sự hào phóng của mình. Một ngày đẹp trời bạn sẽ thấy muốn dùng những thứ mình đã trót cho đi! Nếu đã quyết chỉ nên cho những người thực sự cần món đồ của bạn. Vì đồ đem cho không phải là quà tặng nên không phải người được cho nào cũng đánh giá đúng nó.
Tránh để bị tác động bởi những ảo tưởng về giá trị
Các nhà sản xuất chỉ đợi bạn mắc vào chiêu thức thả bóng bắt mồi đó mà thôi. Đáng tiếc là trong một xã hội tiêu thụ, người ta lại hay đánh giá mức độ thành công, đáng tin cậy của một người qua ngoại vật.
Tập thói quen đọc thông tin trên nhãn sản phẩm
Dựa vào thương hiệu, hay thói quen “đại khái” trong tiêu dùng khiến đôi khi bạn mua sản phẩm theo thói quen. Cũng là sản phẩm cũ nhưng với đổi mới về công nghệ nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, thông tin trên sản phẩm có thể sẽ phong phú hơn, giúp bạn điều chỉnh được mục đích tiêu dùng hoặc hạn chế dùng thêm các sản phẩm phụ trợ khác không cần thiết. Thói quen đọc thông tin có thể là thông tin về thành phần sản xuất, thời hạn bảo hành, hạn dùng, chỉ dẫn sử dụng...