Chất bổ sung vào thực phẩm đã được tuyên bố là gây nguy hiểm cho con người ở một quốc gia, tuy nhiên có thể không bị cấm đối với những nước khác. Chúng ta có thể đụng phải các sản phẩm không an toàn cho sức khỏe trên bất kì kệ nào trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Vì vậy, việc am hiểu để lựa chọn các loại thực phẩm tiêu dùng hằng là hết sức quan trọng giúp đảm bảo bữa cơm gia đình thêm trọn vẹn.
Gà rửa bằng clo
Ở châu Âu, thịt gà được xử lý bằng clo đã bị cấm từ năm 1997. Rửa bằng dung dịch clo được sử dụng để loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Ở châu Âu, phương pháp này được coi là nguy hiểm vì hàm lượng clo cao có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Năm 2010, lệnh cấm tương tự đã được thực hiện ở Nga.
Thanh ngũ cốc
Trên toàn thế giới, các thanh ngũ cốc, bột yến mạch được coi là thực phẩm lành mạnh có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nhưng tại Đan Mạch, các sản phẩm này bị cấm. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Thú y nước này, chúng có chứa quá nhiều chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận của trẻ em nếu tiêu thụ thường xuyên.
Nước tương
Thông thường đậu nành trồng bị biến đổi gen do ảnh hưởng từ chất GMO, ban đầu chất này được tạo ra với mục đích tốt đẹp đối với nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bảo quản được lâu… mà không gây nguy hại cho sức khỏe cũng như môi trường.
Mục đích tốt đẹp chưa được thực hiện bao lâu thì sự xuất hiện nhiễu loạn sinh thái bắt đầu xảy ra. Mặc dù GMO có góp phần vào việc cải thiện sản lượng nông sản tuy nhiên nó lại gây nên rất nhiều tác hại như gây hại không chủ định cho sinh vật khác, giảm hiệu quả của thuốc trừ sâu, gây dị ứng, gây rối loạn sinh sản ở người, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ung thư, dẫn tới bệnh tự kỉ ở trẻ em…
Hiện nay, tác động của GMO đối với cơ thể con người chưa được nghiên cứu hoàn thiện, nhưng GMO đã bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các nước vùng Vịnh Ba Tư. Hơn nữa, nước tương là sản phẩm từ đậu nành cũng có thể chứa ethyl carbamate, một chất gây ung thư nguy hiểm.
Các loại thịt gia súc
Thịt gia súc, lợn và gà tây thường được sản xuất với ractopamine. Loại chất này khi tiêm vào sẽ kích thích sự tăng trưởng của động vật nhanh hơn, đạt lượng cân nặng như ý muốn. Các nhà khoa học cho biết, con người khi ăn loại thịt này có thể gây hại cho sức khỏe và dẫn đến các bệnh tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên đóng gói có chứa olony, một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Chất này ngăn cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích, do đó khiến cho dạ dày gặp nhiều vấn đề.
Táo
Trong một cuộc kiểm tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện, người ta đã phát hiện ra rằng 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), giúp trái cây tươi lâu hơn để chúng có thể được xuất khẩu trên toàn thế giới. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có hại có thể gây ung thư, đó là lý do tại sao táo đã bị cấm ở đây kể từ năm 2012.
Thạch rau câu
Theo ủy ban châu Âu, thạch rau câu đóng hộp nhựa cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em vì chúng là một mối nguy hiểm gây nghẹt thở. Những đồ ngọt này cũng có thể chứa konjac, một loại chất bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng, khiến cho việc thực hiện sơ cấp cứu thao tác Heimlich (sơ cứu hóc dị vật) trở nên khó khăn. Thế nhưng giải pháp này lại bị cấm ở châu Âu, Úc và các nước khác.
Bánh mì
Bánh mì có chứa chất azodicarbonamide (ADA, E927) bị cấm ở Châu Âu và Úc. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Bổ sung này có thể gây dị ứng và hen suyễn.
Khoai tây nghiền ăn liền
Để sản xuất khoai tây nghiền nhanh chóng, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (ВiT, А320). Đây là chất chống oxy hóa tổng hợp đầu tiên. Hợp chất này là một tập hợp các chất ổn định, không hòa tan trong nước, được thêm vào các chất phụ gia chống oxy hóa khác.
Butylhydroxyanisole có thể được tìm thấy trong bánh, bánh quy, dẫn xuất ngũ cốc, gia vị, nước sốt và súp làm sẵn, các loại hạt, sữa bột, bột khoai tây, hương liệu thực phẩm, kẹo cao su,...
Viện Y tế ở một vài quốc gia châu Âu đã tiến hành một số nghiên cứu và kết luận rằng chất bảo quản này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.
Bơ thực vật
Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của sản phẩm. Thực phẩm chất béo trans này bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ.
Gan ngỗng
Gan ngỗng hay gan ngỗng béo là một món ngon được nhập khẩu trên toàn thế giới. Nhưng ở một số nước châu Âu, Israel, Áo, Argentina và Mỹ, việc sản xuất món ăn này bị cấm. Lí do không phải vì bất kỳ chất gây hại nào, vấn đề nằm ở việc ngược đãi động vật, ngỗng được nhốt trong những chiếc lồng nhỏ và buộc phải cho chúng ăn bằng ống cho đến khi gan của chúng lớn hơn 7-10 lần.