• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các doanh nghiệp “kinh doanh tiền” làm gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Mùa đại hội cổ đông của các ngân hàng đang bắt đầu. Các doanh nghiệp “kinh doanh tiền”...

 Trong bức tranh kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng năm 2021, màu sáng nhất trong chính là lợi nhuận. 197.420 tỷ đồng là số lợi nhuận được 27 ngân hàng niêm yết kiếm được trong năm qua, tăng 31% so với trước. Đáng chú ý là có 2 ngân hàng vào câu lạc bộ tỷ đô, khi lợi nhuận đạt trên 1 tỷ USD. và cũng có 2/27 ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm, giảm so với trước.

Về kỳ vọng của năm nay, theo khảo sát của Vụ Dự báo thống kê Ngân hàng Nhà nước, khoảng 84% tổ chức tín dụng tin rằng tình hình kinh doanh sẽ cải thiện hơn. Riêng trong quý I/2022 có 46,5% tổ chức tín dụng cho rằng kết quả kinh doanh tăng nhẹ, 7,9% tổ chức tín dụng lo ngại sẽ bị suy giảm.

Với dữ liệu trên có thể thấy là giữa đại dịch thì ngân hàng vẫn là nhóm ngành có lợi nhuận trong mơ, nhưng họ cũng khá thận trọng khi dự báo về tình hình kinh doanh năm nay.

Ngân hàng đẩy mạnh nguồn thu từ bán lẻ, dịch vụ

Giữa đại dịch thì ngân hàng vẫn là nhóm ngành có lợi nhuận trong mơ. Ảnh minh họa.
Giữa đại dịch thì ngân hàng vẫn là nhóm ngành có lợi nhuận trong mơ. Ảnh minh họa.

 Nếu năm 2015, bán lẻ chỉ chiếm khoảng 30,6% tổng dư nợ tín dụng thì năm 2018 đã tăng lên 37,5% và cuối năm ngoái là khoảng 41%. Hiểu nôm na nghĩa là trước kia các ngân hàng tập trung cho vay các khoản vay lớn, trăm, nghìn tỷ, bây giờ sẵn sàng chuyển hướng cho vay các khoản nhỏ hơn, chỉ vài triệu, hay vài chục triệu và đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ.

Ngoài cho vay, các dịch vụ bán lẻ như doanh thu bảo hiểm, hay các dịch vụ ngân hàng số cũng tăng trưởng tích cực. Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay tăng từ 20 - 30%.

"Nếu như trước đây thu tín dụng đến 90% thì đến nay có tổ chức tín dụng thu dịch vụ tới 50%, còn lại là tín dụng. Điều đó cho thấy các ngân hàng đang đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng thu dịch vụ rất cao phù hợp với xu hướng quốc tế", ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay.

Bà Michele Wee - Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam nhận định: "Lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là mảng ngân hàng bán lẻ sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong quá trình hỗ trợ sự phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như cả nền kinh tế nói chung".

Không thể phủ nhận là xu hướng ngày càng nhiều ngân hàng đẩy mạnh bán lẻ.

Giải pháp kiểm soát nợ xấu ngân hàng

Bất cứ ngân hàng nào cũng đều lo ngại về rui ro nợ xấu. Một số ngân hàng cho rằng nguy cơ gia tăng nợ xấu là có nhưng bản thân các ngân hàng luôn tính tới rủi ro này ngay từ khi cho vay.

Chọn lọc khách hàng có tiềm năng phục hồi ngay từ khi cho vay, hoặc khi cơ cấu nợ là giải pháp được một số ngân hàng thực hiện nhằm tránh phát sinh nợ xấu mới.

Để giảm áp lực nợ xấu, các ngân hàng cũng tăng trích lập dự phỏng rủi ro, đồng thời đẩy mạnh xử lý nợ xấu qua VAMC. Tuy nhiên, các chuyên gia đang kiến nghị cần gia hạn Nghị quyết 42 thêm 3 năm để có cơ sở pháp lý cho ngân hàng khắc phục nợ xấu.

Trong khi chờ đợi, các tổ chức tín dụng và VAMC cũng đang tìm cách đẩy mạnh mua bán nợ xấu theo giá thị trường, thông qua sàn giao dịch nợ, giúp minh bạch thông tin để có thể thu hút thêm nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế quan tâm tới thị trường mua bán nợ.

Để kiểm soát rủi ro nợ xấu, các ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Khoản dự phòng rủi ro nợ xấu có thể coi như "của để dành" của các ngân hàng thương mại.

Năm nay phải bỏ tiền trích lập, nhưng nếu sau đó thu hồi được khoản nợ, khoản tiền dự phòng kia sẽ được hoàn lại, trở thành lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng.

VTV

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật