Qua ghi nhận, tất cả chi nhánh Món Huế ở TP.HCM đã đóng cửa và treo biển thông báo trả mặt bằng.
Ngoài việc đóng cửa toàn bộ chi nhánh và cắt đứt liên lạc từ hơn 1 tuần trước, chuỗi nhà hàng Món Huế còn bị tố nợ lương nhân viên hơn 2 tháng và quá hạn thanh toán cho nhiều nhà cung cấp.
Nhà hàng món Huế đóng cửa toàn bộ chi nhánh và cắt đứt liên lạc từ hơn 1 tuần trước. |
Chủ toà nhà văn phòng 9 tầng tại địa chỉ 302-304 Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM) đã đòi lại mặt bằng từ công ty Huy Việt Nam do không thanh toán tiền thuê nhà trong nhiều tháng nay.
Hiện nơi này chỉ còn 2-3 nhân viên có mặt để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương. Theo chia sẻ của những nhân viên này, tháng 9 vừa qua công ty chỉ trả 30% tiền lương cho nhân viên. Một số nhân viên cho biết họ bị nợ lương trong hơn 2 tháng qua.
Riêng việc nợ tiền đơn vị cung cấp nguyên liệu, theo chia sẻ trên mạng xã hội của tài khoản Nguyen Duy Chuong, Công ty Huy Việt Nam đã mua nguyên liệu từ doanh nghiệp của người này nhưng không thanh toán theo đúng hạn hợp đồng.
Thức ăn tại nhà hàng món Huế khá đa dạng và bắt mắt. |
Bên cạnh đó, tài khoản này còn cung cấp thông tin 16 nhà cung cấp rơi vào tình trạng tương tự với chi tiết khoản nợ của chuỗi Món Huế. Tổng số tiền được thống kê lên đến gần 10 tỷ đồng.
Huy Việt Nam là doanh nghiệp sở hữu các chuỗi nhà hàng Món Huế, Phở Hùng, Cơm Thố Cháy, Iki Sushi, House of Phở và Great Bánh Mì. Riêng Món Huế có gần 80 chi nhánh trên 5 tỉnh, thành trên cả nước.
Được thành lập từ năm 2007, doanh nghiệp chuyên về chuỗi nhà hàng này đi theo một concept khác biệt so với các chuỗi khác. Thương hiệu món Huế ra đời sớm nhất và cũng mạnh hơn cả, có độ phủ ở trên cả nước. Cơm Expres và phở ông Hùng có ít nhà hàng hơn và cũng mới có mặt tại Sài Gòn. Đối tượng khách hàng mà chuỗi nhà hàng hướng tới đó là những người trung lưu trẻ tuổi, đang dần thích nghi với thói quen ra ngoài ăn uống.
Món Huế nợ lương nhân viên và không thanh toán tiền nguyên liệu cho nhà cung cấp. |
Tháng 4/2015, Huy Việt Nam đã gọi vốn thành công serie C với số tiền lên tới 15 triệu USD (hơn 300 tỉ đồng). Khoản tiền này được rót từ quỹ Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV do nhà đầu tư Mark Mobius quản lý.
Thời điểm đó, doanh nghiệp này sở hữu 70 cửa hàng trong hệ thống chuỗi của mình. Sau nửa năm nhận vốn đầu tư, con số này là 90.