• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cổ phiếu nào rớt giá 'thê thảm' nhất so với thời điểm IPO trong năm 2021?

Trong năm 2021, nhiều công ty, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương đã lần đầu niêm yết...

Đứng đầu danh sách này là Kuaishou, chủ sở hữu của một nền tảng chia sẻ video ngắn – nền tảng được xem là đối thủ của Tiktok.

Cổ phiếu của Kuaishou khi IPO cao gấp đôi so với trước thời điểm phát hành vào tháng 2/2021. Đây là công ty châu Á duy nhất nằm trong số 5 vụ IPO lớn nhất năm 2021 trên toàn cầu xét theo quy mô giao dịch, theo Morningstar.

Tuy nhiên, vào thời điểm đóng cửa thị trường hôm thứ Tư (29/12) tại Hong Kong, cổ phiếu Kuaishou thấp hơn 77% so với ngày IPO vào tháng 2.

106701101-1600083843085-gettyimages-1206958540-fee_8555.jpeg
Nhiều cổ phiếu đã rớt giá thê thảm so với thời điểm IPO. Ảnh minh họa

Tương tự, cổ phiếu của Công ty thương mại điện tử Bukalapak (Indonesia) thấp hơn khoảng 57% so với thời điểm IPO, tính đến ngày thị trường đóng cửa vào hôm thứ Tư. Trong ngày IPO, cổ phiếu của công ty này đã tăng 25% so với trước khi phát hành.

Một cổ phiếu khác cũng đã lao dốc sau khi tăng trong ngày IPO là JD Logistics (Trung Quốc). Công ty này đã huy động được hơn 3 tỷ USD trong đợt IPO của mình. Tuy nhiên, cổ phiếu của JD Logistics đã thấp hơn 36% trong ngày thị trường đóng cửa vào hôm thứ Tư so với ngày IPO.

Theo các chuyên gia, có nhiều vấn đề gây ra tình trạng rớt giá “thê thảm” này, trong đó có việc chính quyền Bắc Kinh liên tục gây sức ép lên các công ty tư nhân, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ.

Ngoài ra, việc lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang báo hiệu rằng họ sẽ sớm bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ cũng là một trong những yếu tố khác khiến các cổ phiếu trên rớt giá.

Bởi, theo các chuyên gia, trước thông tin trên, các nhà đầu tư có xu hướng tránh xa các cổ phiếu trong lĩnh vực như công nghệ. Những cổ phiếu này có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ giá tăng, ảnh hưởng đến khả năng cấp vốn cho công ty, đồng thời làm cho dòng tiền trong tương lai trở nên kém giá trị hơn.

Biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh cũng đã ảnh hưởng nặng nề hơn đến tâm lý của nhà đầu tư trong những tuần gần đây bởi, hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác rằng , liệu việc lây lan của chủng mới có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không?

Tuy nhiên, không phải duy nhất các công ty IPO trên thị trường chứng khoán châu Á mới bị ảnh hưởng tiêu cực như thế. Một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York (Mỹ) cũng cùng chung số phận.

Trong một ghi chú vào tháng 12, James Thorne và Jordan Rubio của Pitchbook đã nhấn mạnh rằng, các vụ IPO “bom tấn” trong năm 2021 trên thế giới cũng đã giảm mạnh kể từ khi ra mắt công chúng.

Một trong những ví dụ đó là Công ty gọi xe Didi của Trung Quốc. Didi đã thông báo vào đầu tháng này rằng, họ sẽ hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York để chuyển về Hong Kong. Quyết định được đưa ra chưa đầy sáu tháng sau khi IPO trên sàn New York và nguyên nhân được cho là áp lực chính trị từ Bắc Kinh.

Các công ty khác như Robinhood và Coupang của Hàn Quốc – những công ty đã IPO trên thị trường New York - cũng đã “mất giá trị đáng kể”, báo cáo cho biết.

Ngoài ra, trong báo cáo còn nói thêm rằng: “Kết quả hoạt động mờ nhạt này đã dẫn đến sự hạ nhiệt của thị trường IPO, khiến một số công ty trì hoãn hoặc cắt giảm kế hoạch IPO của họ. Năm 2021 có thể được xem là năm có nhiều vụ IPO nhất và điều này khó lập lại trong những năm tới”.

Aswath Damodaran của Đại học New York nói với CNBC vào đầu tháng này rằng, sự sụt giảm sau IPO có thể là do một số nhà đầu tư “ảo tưởng thị trường lớn”.

Các nhà đầu tư như vậy đã “không làm bài tập về nhà”, ví dụ như không kiểm tra mô hình kinh doanh của các công ty định mua mà chỉ dựa vào báo cáo thu nhập đầu tiên được công bố, ông cho biết thêm.

BÌNH AN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật