• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Du lịch đang tạo đà hồi sinh cho bất động sản nghỉ dưỡng

Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa trở lại đối với du khách quốc tế. Đây không chỉ là...

Những tín hiệu khả quan đến từ du lịch

Trong một cuộc tọa đàm diễn ra vào cuối tháng 2, thời điểm mà Việt Nam lên phương án mở cửa đón khách du lịch quốc tế, ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch, Tổng cục Du lịch cho rằng, đại dịch COVID-19 chỉ làm ngành du lịch tạm đình trệ và ngay khi dịch bệnh từng bước khống chế, du lịch sẽ sớm phục hồi, vì đây là nhu cầu thiết yếu của con người.

Thực vậy, theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho thấy, từ đầu 2022 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt có thời điểm tăng 425%, trong những ngày Tết Nguyên đán diễn ra, lượng khách nội địa đã lên tới gần 6,2 triệu lượt.

205xu-huong-du-lich-he-2019-xuat-ngoai-va-bien-dao.jpg
Khách du lịch quốc tế bắt đầu trở lại Việt Nam từ ngày 15/3, tín hiệu tốt cho bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo ghi nhận của các đơn vị dụ lịch, trong giai đoạn diễn ra kỳ nghỉ Tết, nhiều địa phương du lịch trọng điểm như: Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh, Thanh Hóa… đón một lượng khách rất lớn.

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đón gần 300.000 khách, tăng 3 lần so với cùng kỳ. Công suất khách sạn 4-5 sao đạt 80-90%, trong đó Premier Village Ha Long Bay tại Bãi Cháy.

Trong khi đó, Sa Pa đã đón hơn 85.000 lượt khách, hơn 1 nửa trong số đó đã trải nghiệm Sun World Fansipan Legend, đem đến lượng khách tăng hơn 330% so với cùng kỳ năm 2021 cho KDL.

Đà Nẵng cũng ghi nhận gần 36.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ. Các khách sạn, rerort tại Đà Nẵng như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Premier Han River đạt công suất ấn tượng.

Trong khi đó tại Phú Quốc, hòn đảo phương Nam này đã đón 79.000 khách trong dịp Tết, công suất phòng đạt đến 71,3%.

Riêng Hòn Thơm, một điểm du lịch mới với nhiều hình thức giải trí cao cấp, hấp dẫn,…lượng khách đã tăng trên 200% so với cùng kỳ năm trước. Các resort nổi tiếng New World Phu Quoc Resort, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay tại Bãi Kem, hay Premier Village Phu Quoc Resort ở Mũi Ông Đội đều “cháy phòng”.

Tại Tây Ninh, trong cùng khoảng thời gian đã đón 595.000 lượt khách.

Từ những số liệu này cho thấy, nhu cầu du lịch của người dân trong nước đã bắt đầu tăng trở lại sau khi nước ta cơ bản khống chế được dịch và theo các chuyên gia, nhu cầu này sẽ tăng lên sau ngày 15/3, khi mà chúng ta bắt đầu mở cửa để đón du khách quốc tế.

Phát biểu với truyền thông, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tin tưởng rằng ngành du lịch sẽ có đà khôi phục mạnh mẽ trong thời gian tới. Mục tiêu năm 2022, Việt Nam sẽ đón khoảng 5 triệu khách quốc tế và 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch khoảng 400.000 tỉ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi sinh

Khi nhắc đến du lịch, không thể không nói đến lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, bởi theo các chuyên gia, đây là hai lĩnh vực gắn bó mật thiết với nhau “như hình với bóng”. Thế nên, với việc ngành công nghiệp “không khói” phục hồi, chắc chắn phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sẽ được hồi sinh.

Thực vậy, trên thực tế phân khúc này đã có những dấu hiệu hồi sinh từ khi bắt đầu quý đầu tiên của năm 2022.

novaworld-phan-thiet-13-scaled.jpg
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi sinh trong năm 2022.

Cụ thể, theo báo cáo của DKRA, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng trong Quý 1/2022 đạt khoảng 1,020 căn, tỷ lệ tiêu thụ đạt 57% (khoảng 579 căn) trên nguồn cung mới. Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong khu phức hợp đón nhận nguồn cung mới với khoảng 2,768 căn, tăng 4% so với quý trước và gấp 12.4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ tiêu thụ đạt xấp xỉ 87%, tương đương 2,408 căn, tăng 4% so với Quý 4/2021 và gấp 14.7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Riêng condotel ghi nhận 613 căn mở bán, tỷ lệ tiêu thụ đạt 32% nguồn cung mới, tương đương 199 căn, gấp 3.3 lần so với Quý 4/2021 nhưng chỉ bằng 43% so với cùng kỳ năm 2021.

Chia sẻ với truyền thông, đại diện của DKRA cho rằng, những nguyên nhân chính tác động đến sự hồi sinh của bất động sản nghỉ dưỡng đã xuất hiện, bao gồm:

Thứ nhất, du lịch được khởi động và ghi nhận những bước tăng trưởng đáng chú ý. Từ cuối năm 2021 đến nay, sự tự do di chuyển trong bối cảnh bình thường mới đã giúp thị trường du lịch nội địa nóng trở lại.

Đồng thời, việc mở cửa lại đường bay quốc tế từ ngày 15/3/2022, kết hợp với chương trình “Hộ chiếu Vaccine” tiếp tục mang đến cơ hội vàng cho ngành du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng “trở lại đường đua” và có thể “điểm rơi” sẽ bắt đầu từ Quý 2/2022.

“Không chỉ phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sắp tới có thể dịch chuyển đến các thị trường mới, sở hữu tiềm năng về du lịch, lợi thế về quỹ đất, hạ tầng, quy hoạch địa phương và chính sách thu hút đầu tư như Quy Nhơn, Phước Hải, Long Hải,…”.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc miền Nam của batdongsan.com.vn

“Thứ hai, ở góc độ thị trường, DKRA Vietnam ghi nhận, trong Quý 1/2022, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng chứng kiến những diễn biến sôi động ở một số phân khúc như biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng với nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong năm 2022, các thị trường truyền thống có thương hiệu du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… sẽ phục hồi và có những bước trỗi dậy mạnh mẽ”, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc bộ phận R&D của DKRA nói.

Thứ ba, việc hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai 2013 liên quan đến pháp lý của bất động sản du lịch sẽ tạo ra tiền đề tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc.

Dự kiến trong năm nay, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình Condotel, Officetel và Shophouse để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Đây là một trong những nền tảng vững chắc thúc đẩy tốc độ phát triển của Condotel, Officetel,… đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư đối với các phân khúc này.

Thứ tư, thị trường bất động sản, du lịch Việt Nam trong 2 năm vừa qua, từ 2020 - 2021, chứng kiến sự gia nhập của nhiều chủ đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính với những dự án quy mô lớn từ vài trăm đến hàng nghìn hecta.

Bên cạnh đó, bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thương hiệu quản lý - vận hành quốc tế 4 - 6 sao có mặt tại các tâm điểm du lịch góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú nhằm tăng cường khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Đa phần các dự án lớn sở hữu hệ sinh thái đa tiện ích và được vận hành bởi các thương hiệu quốc tế sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn nhờ khả năng đảm bảo dòng tiền khai thác và lợi nhuận kỳ vọng.

Song song với những tín hiệu lạc quan về du lịch, tiến độ hoàn thiện thủ tục pháp lý liên tiếp trong những tháng đầu năm 2022, các yếu tố về chính sách và kinh tế vĩ mô của Nhà nước như gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ của Chính phủ để kích cầu và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau dịch, phân bổ ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, điều chỉnh lãi suất ngân hàng,… đang mở ra nhiều cơ hội mới để các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển sôi động trở lại.

Chia sẻ về xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2022, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc miền Nam Batdongsan.com.vn cho biết, tầm nhìn trong dài hạn, bất động sản nghỉ dưỡng với những tiềm năng phát triển đột phá sẽ trở thành những phân khúc quan trọng và chủ chốt của thị trường. Theo đó, khách mua bất động sản nghỉ dưỡng thường sẽ có tâm lý đầu tư dài hạn hơn là lướt sóng trong ngắn hạn.

Từ những ghi nhận thực tế và phân tích của các chuyên gia bất động sản, có thể thấy rang, sau hơn hai năm rơi vào khủng hoảng do đại dịch, bất động sản nói chung và phân khúc nghỉ dưỡng nói rein đang đứng trước các điều kiện cần và đủ để hồi sinh.

NGUYỄN MINH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật