Cụ thể giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 87.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 85.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 86.000 đồng/kg, Gia Lai: 85.000đồng/kg, Bình Phước: 86.500 đồng/kg.
Như vậy sau khi tăng nhẹ, thị trường trong nước lại đang đi ngang. So với đầu tháng, giá tiêu trong nước giảm 1.500 - 2.000 đồng/kg.
Theo đại diện Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, đến thời điểm này, lượng hồ tiêu trong dân gần như đã hết, nếu đà tăng giá tiếp tục diễn ra thì sẽ giải phóng hết khối lượng hồ tiêu tồn kho từ các năm trước. Cho dù, còn nhiều khó khăn do cước phí tăng cao, đứt gãy chuỗi tiêu thụ nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy ngành hàng hồ tiêu đang trở lại thời hoàng kim, giúp nông dân làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng trên mỗi ha đất canh tác.
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 5.841 USD/tấn lên 6.205 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi tăng 6%, từ 6.107 USD/tấn lên 6.473 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng 3 tuần liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 4.373 USD/tấn lên 4.637 USD/tấn.
Thị trường đang ghi nhận mức tăng ấn tượng của giá tiêu khu vực Nam Á. 3 tuần qua, giá tiêu khu vực này tăng đến 14%.
Giá tiêu đen nội địa của Malaysia tiếp tục giảm. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 3%, từ 3.729 USD/tấn xuống 3.621 USD/tấn; tiêu trắng nội giảm 1%, từ 6.157 xuống 6.102 USD/tấn;
Giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giảm 1%, từ 5.240 USD/tấn xuống 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching giảm 1% xuống 7.400 USD/tấn.
Theo Hiệp hội hạt tiêu thế giới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm trong năm 2021 phần lớn do sản lượng của Việt Nam giảm 8%, trong khi sản lượng của Brazil giữ ổn định, sản lượng của Indonesia tăng 3%. Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng cao dịp cuối năm.