Dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ ba ở nước ta, Hải Dương trở thành tâm dịch khiến các hoạt động giao thông, buôn bán gặp khó khăn, hàng hóa, nông sản bị tồn đọng khiến bà con nông dân vô cùng lo lắng.
Trước tình hình trên, nhiều nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã triển khai thành lập nhiều điểm giải cứu nông sản, chung tay kịp hỗ trợ bà con nông dân Hải Dương trong thời điểm ngặt nghèo.
Theo quan sát của nhóm Phóng viên Phụ Nữ Mới, mới chỉ khoảng một tuần gần đây, nhưng đã có rất nhiều điểm giải cứu nông sản được thành lập ở Hà Nội, thu hút đông đảo người dân quan tâm và đến mua. Hoạt động mua bán thường diễn ra nhanh gọn, rau củ quả được đóng sẵn thành các túi 5, 10 kg, hoặc nhiều hơn, người mua chỉ cần chọn túi hàng theo đúng nhu cầu rồi thanh toán và ra về, hạn chế tụ tập quá đông người.
Điểm giải cứu nông sản tại vườn hồng, đường Cổ linh Long Biên |
Điểm giải cứu nông sản tại đường Cổ linh, Long Biên. |
Trao đổi với chi Đoàn Thị Phương - đầu mối phụ trách điểm giải cứu nông sản tại vườn hồng, đường Cổ Linh Long Biên. Chị cho biết: 2 địa điểm của chị hoạt động từ 7 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Trung bình một ngày chị bán được hơn 10 tấn nông sản, có những ngày còn không đủ bán.
Toàn bộ nông sản như bắp cải, ngô, cà chua, trứng, ổi… trước khi chuyển lên Hà Nội đã được kiểm dịch an toàn, có giấy phép của sở Nông nghiệp.
Nông sản được vận chuyển từ điểm tập kết đến các điểm bán hàng |
Rau củ còn rất tươi ngon |
Khâu vận chuyển do bên Đoàn Thanh niên hỗ trợ đưa về các điểm bán hàng để phân phối cho người dân. Toàn bộ công đoạn đoạn vận chuyển và giao dịch đều phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh phòng dịch, toàn bộ hàng hóa phải phun khử khuẩn, người bán và người vận chuyển phải luôn đeo khẩu trang - Chị Phương chia sẻ.
Những chuyến xe chở hàng tấn rau củ từ Hải Dương |
Nông sản được đóng sẵn thành các túi |
Chị cũng cho biết thêm, ở đây hầu như người dân mua ủng hộ bà con, nhưng đôi khi cũng xuất hiện tình trạng dân buôn thấy rẻ tham mua nông sản rất nhiều về bán lại với giá đắt hơn cho người dân, vấn đề này tôi cũng không kiểm soát được vì người đến mua rất đông.
Rau củ được đóng thành túi 5, 10 kg |
Tuy nhiên, đúng với tinh thần giải cứu, gia đình chị Phương bán đúng, thu đúng giá, không thu thừa, toàn bộ doanh thu sẽ lập lại thành giấy tờ gửi lại Đoàn thanh niên của xã rồi trao tận tay bà con nông dân Hải Dương.
Chị Nguyễn Thị Hương, một khách hàng đến mua nông sản cho biết: "Khi nghe thông báo giải cứu nông sản người dân chúng tôi rất đồng tình ủng hộ, giúp đỡ bà con vùng dịch vì rau quả ở đây vừa rẻ vừa đảm bảo chất lượng. Trong các loại rau củ quả thì tôi lo ngại nhất là cà chua vì sợ có nhiều chất bảo quản kèm theo đó là dễ bị đạp nát nhanh hỏng, không thể tích trữ nhiều".
Nhiều Khách hàng khác cũng chia sẻ phần lớn đến đây mua vì muốn chung tay cùng hỗ trợ nông dân ở Hải Dương, góp sức để bà con vượt qua đại dịch.
Cà chua mối lo ngại của người dân vì nhanh hỏng do khâu vận chuyển, và nhiều chất bảo quản. |
Chị Trương Thị Nga, một khách hàng khác tại điểm giải cứu nông sản Hà Đông chia sẻ: "Tôi không lo ngại về vấn đề chất lượng vì nông sản đều được kiểm dịch giấy tờ đầy đủ an toàn. Tôi mua không phải vì rẻ mà chúng tôi mua để ủng hộ bà con vùng dịch, góp sức chia sẻ giúp đỡ phần nào khó khăn."
Địa điểm giải cứu nông sản tại Hà Đông. |
Tại điểm giải cứu nông sản Hà Đông chị Nguyễn Mai Lan chia sẻ khâu vận chuyển nông sản đối với chúng tôi khá là vất vả vì chúng tôi chỉ được hỗ trợ 50% tiền vận chuyển từ thành đoàn, còn lại phải tự chi khó khăn nhất ở công đoạn nhân lực bốc xếp nông sản vì toàn bộ là rau củ quả nặng phải nhẹ tay tránh bị dập nát, công đoạn này mất rất nhiều thời gian.
Nhân viên điểm giải cứu cho biết, bình quân mỗi ngày người dân mua ủng hộ khoảng 3 tấn nông sản trở lên.
Xe chở nông san đến điểm giải cứu. |
Nhân viên điểm giải cứu rất tận tình giúp đỡ người dân mua nông sản. |