• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hàng loạt công ty công nghệ "khóc ròng" vì MWC 2020 bị hủy

GSMA chính thức hủy Triển lãm di động toàn cầu (MWC 2020) - một trong những sự kiện giới...

Lý do được GSMA đưa ra là những lo ngại liên quan đến sức khỏe của những người tham gia triển lãm trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp. Mọi thứ trở nên rối loạn khi tuyên bố của GSMA khiến nhiều công ty công nghệ lâm vào thế khó.

Trong cuộc họp báo sau khi chính thức thông báo hủy bỏ sự kiện, ông Mats Granryd, Tổng Giám đốc GSMA nhấn mạnh: "Đây không phải là về tiền bạc. Đây là về sức khỏe và sự an toàn cũng như danh tiếng của sự kiện". Ông Granryd cũng mô tả việc hủy MWC năm nay là "bất khả kháng".

Hàng loạt công ty công nghệ

Không những mất tiền bạc, các doanh nghiệp còn mất luôn cơ hội gặp gỡ khách hàng tại sự kiện mà họ đã chờ đợi cả một năm. Theo lời Vittorio Di Mauro, giám đốc điều hành của Connectlab, một công ty chuyên về thiết bị kết nối Internet cho rằng việc hủy MWC 2020 là một "cơn ác mộng".

Công ty của ông đã chi khoảng 50.000 Euro để tham gia sự kiện này và đó "là một số tiền không hề nhỏ với chúng tôi" như chia sẻ của ông Di Mauro với BBC. Tuy nhiên, thiệt hại lớn nhất với Connectlab, không phải tiền bạc mà chính là thiếu cơ hội kết nối với khách hàng.

Với nhiều công ty công nghệ có nhà máy, cơ sở tại Trung Quốc, hoặc gia công thiết bị linh kiện tại quốc gia này đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Và những khó khăn sẽ còn kéo dài chưa biết khi nào kết thúc bởi ảnh hưởng khá nặng nề trong vài tuần qua vì virus corona.

Hàng loạt công ty công nghệ

Thực tế cho thấy, nhiều công ty công nghệ lớn đã "từ chối" MWC 2020, chuyển sang tổ chức sự kiện của riêng mình nhằm kiểm soát mọi thông điệp, đồng thời tránh những ồn ào tại một triển lãm lớn. Trong số đó có những tên tuổi lớn như Samsung, Amazon, Ericsson, LG, Sony, ZTE, MediaTek hay Intel…

Một số công ty công nghệ khác, định dùng MWC 2020 là nơi ra mắt sự kiện sản phẩm, vội vàng thu xếp một cuộc họp báo thay thế, chẳng hạn như Sony có ý định công bố chiếc điện thoại (có thể là Xperia 2) tại Barcelona. 

Ảnh hưởng lớn nhất còn phải nhắc đến là Xiaomi và OPPO khi cả 2 hãng này đều tuyên bố sẽ giới thiệu sản phẩm mới nhất của mình tại đây.

Xiaomi dự kiến giới thiệu thế hệ flagship đối đầu với Samsung Galaxy S20 series là chiếc Xiaomi Mi 10 và Mi 10 Pro trên thị trường thế giới sau khi ra mắt ở Trung Quốc nhưng hãng đã phải ra thông báo tạm hoãn sự kiện này. Xiaomi cũng cho biết hãng sẽ bố trí việc ra mắt Mi 10 và Mi 10 Pro tại một địa điểm khác ở châu Âu nhưng không thông báo thời gian cụ thể. 

Hàng loạt công ty công nghệ

Trong khi đó, hãng OPPO cũng đã tuyên bố dời lại sự kiện ra mắt flagship của mình là chiếc OPPO Find X2 của mình vào một ngày không xác định trong tháng 3 với địa điểm tổ chức vẫn chưa chọn được.

Đáng tiếc nhất là Realme khi chưa thể có sự kiện đầu tiên của mình tại MWC. Mẫu smartphone cao cấp X50 Pro 5G vẫn sẽ ra mắt vào 24/2 nhưng thông qua Internet với sự góp mặt của các quan chức Realme. Sự kiện sẽ được tường thuật trực tiếp từ Madrid.

Một cái tên lớn khác là Huawei vẫn chưa đưa ra thông báo dời ngày ra mắt sản phẩm. Gần như chắc chắn sự kiện của hãng tại MWC 2020 sẽ không thể diễn ra tại Barcelona vào 23/2 như kế hoạch.

Không thể diễn tả hết tầm quan trọng của các doanh nghiệp khi tham gia MWC. Không chỉ bỏ lỡ cơ hội hợp tác, việc triển lãm năm nay bị hủy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của họ. Ước tính MWC 2020 sẽ tạo ra 500 triệu euro sản lượng kinh tế và hơn 14.000 lao động tạm thời.

Các công ty đã chi hàng triệu USD để tổ chức sự kiện, thiết kế gian hàng, điều động nhân viên từ khắp nơi. Toàn bộ đã mất trắng do MWC bị hủy. Con số ấy chẳng là bao với các công ty lớn, nhưng với các công ty nhỏ hơn, việc mất một khoản tiền hàng triệu USD sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của họ.

Việc hủy bỏ MWC 2020 chắc chắn tác động lên ngành công nghiệp di động. Cùng với sự bùng phát của virus Covid-19, lộ trình ra mắt sản phẩm, sản lượng cung ứng và kế hoạch hợp tác sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, sự thiếu vắng của MWC 2020 không ảnh hưởng lâu dài đến ngành công nghiệp. Các hãng sẽ nhanh chóng xoay sở, đưa ra giải pháp thích hợp để khôi phục guồng làm việc. Dù có quy mô rất lớn, suy cho cùng MWC vẫn chỉ là một triển lãm công nghệ.

KIM THOA (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật