Điều gì đã khiến hạt chia được tôn vinh là "thần dược" khắp năm châu bốn bể?
Thật ra đây là hạt của cây Salvia hispanica, loại cây thuộc họ bạc hà phổ biến ở vùng nam Mexico, Bolivia và Guatemala, có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như canxi, sắt, omega-3… Khi gặp môi trường nước, hạt chia sẽ trương nở ra, có lớp gel bao quanh trông giống như hạt é phổ biến ở Việt Nam. Bạn có thể dùng hạt chia trong các món nước ép trái cây, sữa chua, sinh tố, làm bánh… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Loại hạt này thường được ăn riêng, hoặc trộn chung với hạt ngũ cốc khác, trộn với nước, nghiền thành bột, dùng trong dược liệu, và ép dầu. Chúng còn được dùng làm lớp nền để vẽ mặt và cơ thể - thực sự là một loại thực phẩm với vô vàn chức năng.
Hạt chia trong các món nước ép trái cây, sữa chua, sinh tố, làm bánh. |
Hạt chia là món khoái khẩu của nhân loại từ thời cổ đại đến hiện đại. Trong một báo cáo khoa học trong Tạp chí Nutrients, các nhà khoa học người Ba Lan đã kết luận rằng hạt chia là "một nguyên liệu thô quý giá với những đặc tính công nghệ và nâng cao sức khỏe có thể được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm."
Tuy đa số mọi người có thể ăn hạt chia với liều lượng thông thường mà không hề hấn gì, không phải ai cũng vậy. Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người có triệu chứng bệnh tiềm ẩn nên tham khảo những rủi ro khi ăn hạt chia.
Những ai không nên ăn hạt chia?
South China Morning Post, Jimmy Louie Chun-yu, Giáo sư trợ giảng tại Đại học Hồng Kông khoa Sinh học, cho biết rằng những người từng bị đột quỵ nên thận trọng trong việc tiêu thụ hạt chia vì hàm lượng axít béo omega-3 cao có thể làm loãng máu, nên hạn chế ăn hạt chia vì chúng sẽ ức chế quá trình đông máu và có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Chính vì vậy mà hạt chia cũng nên được hạn chế tiêu thụ bởi những người có huyết áp thấp.
Louie chia sẻ thêm rằng những người mắc bệnh liên quan đến đường ruột, ví dụ như bệnh Crohn, không nên ăn quá nhiều hạt chia hằng ngày, vì lượng chất xơ không hòa tan sẽ gây ra những vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, táo bón, và đầy bụng.
Hạt chia rất dễ gây ra chứng tiêu chảy đối với người mắc bện đường ruột. |
Những người không nên ăn nhiều hạt chia bao gồm người từng bị đột quỵ, người đang sử dụng thuốc làm loãng máu, người có huyết áp thấp, người bị bệnh đường ruột, và người bị dị ứng với một số loại hạt. Hạt chia cũng có thể gây dị ứng, nhất là đối với những người bị dị ứng hạt vừng, bạc hà, hay hạt mù tạc. Trong những trường hợp này, chỉ cần tiếp xúc với những loại hạt này thôi cũng sẽ gây ra phản ứng dị ứng.
Công dụng thần kỳ của hạt chia
Nếu không thuộc những nhóm trên thì bạn có thể thoải mái trải nghiệm sự tuyệt vời của hạt chia. Hạt chia nổi tiếng là "bài thuốc" hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả, và thường được dùng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn thức uống. Lượng chất xơ không hòa tan trong hạt chia không làm tăng lượng đường trong máu và không làm tiêu hao insulin trong cơ thể, nên chúng có lợi cho những bệnh nhân tiểu đường.
Thêm vào đó, hạt chia còn có thể hỗ trợ giảm cân. Lượng chất xơ hòa tan giúp hạt chia hấp thụ lượng nước và nở ra gấp 12 lần trọng lượng ban đầu của chúng. Điều này sẽ tạo cảm giác no cho người ăn và làm giảm sự thèm ăn.
Khi vào môi trường nước, hạt chia có thể hấp thụ nước và nở ra gấp 12 lần so với trọng lượng ban đầu. Lượng axít béo trong hạt chia chủ yếu là axít alpha-linolenic (ALA), là một loại omega-3 có lợi cho tim mạch và não bộ, giúp làm giảm cholesterol và huyết áp. ALA cũng có đặc tính kháng viêm.
Khi vào môi trường nước, hạt chia có thể hấp thụ nước và nở ra gấp 12 lần so với trọng lượng ban đầu. |
Loại hạt này cũng là một nguồn khoáng chất tuyệt vời, gồm có canxi, sắt, magiê, mangan, phốtpho và kẽm. Hạt chia có hàm lượng canxi cao gấp 6 lần so với sữa, biến chúng thành một nguồn canxi tuyệt vời cho những người không dung nạp được lactose hoặc không tiêu thụ sản phẩm làm từ sữa.
Hạt chia giàu canxi và là lựa chọn tuyệt vời cho những người không tiêu thụ sản phẩm làm từ sữa.Louie gợi ý rằng đa số mọi người có thể bắt đầu từ một muỗng hạt chia một ngày - rắc lên thức ăn, trộn với nước, hay dùng làm nguyên liệu chế biến - và dần dần tăng lên đến hai muỗng.
Cách sử dụng hạt chia
Ngâm nở 2 thìa canh hạt chia vào ly nước 5 – 10 phút. Lúc cho hạt chia vào nước nhớ khuấy đều, mục đích là để không vón cục và hạt chia được ngấm đều nước và chìm trong nước. Sau khi ngâm nở, bạn có thể uống trực tiếp hoặc thêm mật ong vào uống.
Đặc biệt buổi sáng khi vừa thức dậy, uống một lý hạt chia nước ấm, mật ong thêm một ít chanh tươi sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn. Ngoài việc ngâm hạt chia vào nước lạnh, bạn hoàn toàn có thể ngâm nước ấm, nước dừa hoặc nước ép trái cây để dùng.
Trong quá trình ăn kiêng giảm cân nhớ kĩ
Bữa chính cần hạn chế ăn dầu mỡ, hạn chế tinh bột, ăn được rau củ, protein từ thịt cá và tích cực tập luyện. Khi cơ thể cảm thấy đói, sử dụng hạt chia với cách dùng như đã hướng dẫn ở trên.
Đó là cách giảm cân với hạt chia hiệu quả ai cũng có thể áp dụng và thành công. Tất nhiên có những trường hợp vì cơ địa chỉ ăn mỗi hạt chia thôi, tập nhẹ nhàng cũng có thể giảm cân nhưng đó là trường hợp ít.
Còn đại đa số, muốn đạt được một thành quả nào đó chúng ta phải có một chút nỗ lực, kỉ luật và cam kết với chính bản thân mình. Hạt chia sẽ đồng hành cùng bạn giúp việc giảm cân nhẹ nhàng hơn.