Quy trình sản xuất mới mà Apple đang thử nghiệm sẽ sử dụng ít vật liệu hơn so với việc phải cắt CNC các tấm kim loại lớn, đồng thời làm tăng năng suất.
Với kỹ thuật được gọi là "binder jetting " (Tạm dịch: Đẩy chất kết dính), Apple có thể dùng máy in 3D với nguyên liệu là một hỗn hợp dạng bột để in ra một khối vật liệu có hình dạng gần giống với thành phẩm.
Tiếp theo là quy trình bổ sung bột kim loại và gia nhiệt và áp suất để ép khối vật liệu nói trên trở thành khung vỏ của những chiếc Apple Watch trước khi chuyển sang các bước gia công khác.
Hình minh họa |
Thông tin của ông Gurman khá tương đồng với những gì mà Ming-Chi Kuo, một nhà rò rỉ nổi tiếng khác đã miêu tả vào tháng 7.
Tại thời điểm đó ông Kuo cho biết Apple Watch Ultra Gen 2 sắp ra mắt sẽ bao gồm các bộ phận cơ khí được in 3D và rằng Apple đang "tích cực áp dụng công nghệ in 3D" và thậm chí một số thành phần bằng titan trong Apple Watch Ultra mới cũng sẽ được in 3D.
Khác biệt chính giữa thông tin của ông Gurman và ông Kue đó là Apple sẽ sử dụng quy trình nói trên cho khung thép không gỉ của Apple Watch Series 9 chứ không phải là bản Ultra.
Nhưng cả 2 nhà rò rỉ đều đồng thuận là Apple sẽ tích cực áp dụng quy trình sản xuất này trong tương lai gần và trên nhiều sản phẩm khác không loại trừ iPhone. Ông Gurman cũng nhấn mạnh rằng Apple và các nhà cung cấp của hãng đã phát triển quy trình này trong ít nhất 3 năm.
Việc chuyển sang in 3D thay vì cắt CNC chắc chắn cho phép Apple giảm thời gian và chi phí sản xuất, thứ nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới giá bán của các thành phẩm.
Việc cắt CNC vỏ kim loại của Apple Watch tốn khá nhiều thời gian và nguyên vật liệu |