• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều người Trung Quốc đầu tư vào bất động sản ở Nhật Bản thông qua tiền điện tử

Các nguồn tin cho biết, cơ quan thuế Tokyo vừa phát hiện một công ty có trụ sở tại Trung Quốc...

Nguồn tin cho biết, các quan chức của Cục thuế khu vực Tokyo đã tiến hành kiểm tra thuế đối với một công ty quận Taitođiều hành một studio ảnh nhằm vào khách du lịch nước ngoài.

1658c50ef66e14bd20bedd6f1be51c36.jpg
Trụ sở cơ quan thuế vụ Tokyo.

Các nguồn tin cho biết, công ty mà cơ quan thuế vụ điều tra có trụ sở tại quận Taito và đang điều hành một studio chuyên chụp ảnh cho người nước ngoài. Mặc dù công ty này có doanh thu hàng năm chỉ khoảng 10 triệu JPY, nhưng các quan chức thuế đã phát hiện ra một lượng lớn tiền mặt ra vào tài khoản của công ty này.

Một trong những tài khoản đó liên kết với một sàn giao dịch chuyển đổi tiền điện tử thành JPY.

Ngoài ra, các quan chức thuế còn phát hiện trong khoảng thời gian ba năm cho đến tháng 3/2019, ba cá nhân sống ở Trung Quốc đã gửi số tiền tương đương khoảng 27 tỷ JPY tiền điện tử cho công ty này để chuyển đổi thành JPY. Đáp lại, công ty có trụ sở tại Trung Quốc sẽ chi hoa hồng cho công ty có trụ sở tại Nhật.

Ba người Trung Quốc đã đưa ra hướng dẫn thông qua ứng dụng WeChat và đồng JPY quy đổi được sử dụng trong một số giao dịch bất động sản do các nhà đầu tư Trung Quốc khác thực hiện.

Bộ ba này đóng vai trò trung gian để thu thập nhân dân tệ (CNY) từ những người Trung Quốc giàu có muốn đầu tư vào bất động sản Nhật Bản, các nguồn tin cho biết.

Bất kỳ cá nhân Trung Quốc nào muốn chuyển hơn 50.000 USD (khoảng 5,6 triệu JPY) ra nước ngoài phải xin phép chính phủ Trung Quốc trước 1 năm.

Khó khăn trong việc truy tìm trong việc kiểm soát dòng tiền mã hóa là lý do chính khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 9 đã công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với các dịch vụ khác nhau liên quan đến tiền mã hóa.

Shingo Mori, một luật sư có trụ sở tại tỉnh Fukuoka, người am hiểu về các hạn chế của Trung Quốc đối với việc chuyển tiền cho biết, Bắc Kinh rất có thể sẽ từ chối phê duyệt chuyển tiền nhằm mục đích đầu tư vào bất động sản nước ngoài.

Các nguồn tin cho biết cơ quan thuế Tokyo đã cân nhắc việc đánh thuế công ty Tokyo đối với khoản hoa hồng mà công ty nhận được, nhưng sau đó đã từ bỏ ý định này vì công ty bị thua lỗ tài chính.

Một chuyên gia thuế cho biết, Tokyo nên hợp tác với Trung Quốc trong việc ngăn chặn các vụ chuyển tiền điện tử đáng ngờ.

Nobuhiro Tsunoda, một quan chức Cơ quan Thuế Quốc gia đã nghỉ hưu, hiện là Chủ tịch của Công ty Thuế Ernst and Young ở Nhật Bản, cho biết các vấn đề lớn sẽ phát sinh nếu các cơ quan thuế không thể theo dõi ngay lập tức các dòng tiền điện tử khổng lồ. Ông nói, việc đánh thuế hợp lý sẽ không thể thực hiện được trong những trường hợp như vậy.

“Trường hợp mới nhất cho thấy cần phải hợp tác với các cơ quan thuế Trung Quốc để tháo gỡ triệt để dòng tiền, làm rõ các vấn đề liên quan đến các giao dịch đó và thực hiện các biện pháp xử lý vấn đề”, Tsunoda nói.

Công ty có trụ sở tại Tokyo đã ngừng hoạt động vào cuối năm 2020. Người điều hành là một người đàn ông khoảng 30 tuổi đến từ Trung Quốc.

Mặc dù công ty không có doanh thu hàng năm khổng lồ, nhưng một người quen của chủ sở hữu công ty đã nhận được khoản vay không tính lãi khoảng 1 tỷ JPY từ công ty này.

“Anh ấy cho tôi vay tiền vì quan hệ cá nhân của chúng tôi” người quen nói. "Tôi không biết tại sao anh ta có số tiền đó và tôi cũng không hỏi".

Các cơ quan thuế đã cố gắng tăng cường giám sát tiền điện tử, nhưng rất khó để giám sát tất cả các giao dịch như vậy.

Kể từ năm 2020, các quan chức thuế đã được trao quyền yêu cầu báo cáo về khách hàng của các nhà khai thác giao dịch tiền điện tử, miễn là đáp ứng các điều kiện nhất định.

Một mục đích là tăng cường giám sát những người không thực hiện báo cáo thích hợp khi xử lý một lượng lớn tiền điện tử.

NGUYỄN MINH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật