Ngày 28/1, ngay khi mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã lao dốc đột ngột xuống hơn 65 điểm, giảm tới 6,46% (-70,9 điểm). Hàng loạt tài khoản bị kích hoạt bán tháo. Đây là tỉ lệ giảm cao nhất trong vòng 20 năm thị trường chứng khoán đi vào hoạt động. Càng về cuối, mức giảm càng cao, hơn 300 mã chứng khoán của các doanh nghiệp la liệt nằm sàn, nhiều mã trắng bên mua.
Việc Việt Nam ghi nhân ca nhiễm cộng đồng mới vào sáng này cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến tâm lí nhiều nhà đầu tư chứng khoán có phần lo lắng.
Sau hai phiên giảm mạnh liên tiếp, hàng loạt tài khoản sử dụng đòn bẩy cao bằng việc vay kí quỹ (margin) đã bị áp lực margin call (lệnh gọi kí quỹ).
Dòng tiền liên tục thoát ra khiến hàng loạt cổ phiếu của doanh nghiệp lớn đều rớt giá mạnh, điển hình như Vinamilk (VNM), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR), PetroVietnam Gas (GAS), Sabeco (SAB), Masan (MSN)...
Hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng đều bị sụt giảm giá mạnh, trong đó có Vietcombank (VCB), BIDV (BID), Techcombank (TCB), Vietinbank (CTG), MBBank (MBB), VPBank (VPB)...
Bộ ba cổ phiếu nhà họ Vin gồm Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và cả Vincom Retail đều bị nhà đầu tư thoát hàng với số lượng lớn.
Chỉ có số ít tăng trần khá tốt như Viglacera (VGC), Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS), Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SGT), Quốc tế Hoàng Gia (RIC)...
Các ngành có chỉ số âm từ 4% trở lên rơi vào tài chính, năng lượng, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, công nghiệp, bất động sản...
Tạm dừng phiên giao dịch sáng, VN-Index giảm 70,9 điểm (-6,46%) xuống còn 1.026,27 điểm, tỉ lệ giảm cao nhất từ trước đến nay. VN-Index vẫn có tổng điểm giảm thấp hơn so với phiên giảm kỉ lục vào sáng 19-1 vừa qua (-74,71 điểm). Nhưng ngày 19/11 có tỉ lệ giảm nằm mức 6,27%, thấp hơn 0,19% so với phiên hôm nay. VN30 cũng giảm 72,56 điểm (-6,7%) xuống 1.011,07 điểm. Cả sàn HNX và rổ HNX30 giảm lần lượt 15,8 điểm (-7,16%) lùi về 204,98 và 28,75 điểm (-8,69%) xuống 301,98 điểm.