• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường thực phẩm tuần qua: Trái cây, hải sản giảm mạnh, trong khi rau xanh tăng đột biến vì dịch corona

Trong khi trái cây và hải sản đồng loạt giảm mạnh, thì riêng tôm hùm và rau xanh Đà Lạt lại...

Nếu như năm trước giá dưa hấu sẽ được bán với giá từ 7.000-9.000 đồng/kg thì năm nay giá dưa chỉ bán ở mức 800-1.000 đồng/kg, còn tính cả phí công bốc dỡ lên xe thì giá dao động từ 1.300-1.800 đồng/kg, tùy loại. Thương lái thu mua dưa bán ra các tỉnh phía Bắc cũng chỉ được 3.000-4.500 đồng/kg.

Một thương lái lớn chuyên thu mua dưa hấu xuất khẩu ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), cho hay, vào mùng 2 Tết Nguyên đán ông đánh mấy xe container dưa hấu lên cửa khẩu Tân Thanh để xuất sang Trung Quốc. Song, đi được hơn nửa đường, ông nhận được thông tin từ bạn hàng bên kia thông báo Trung Quốc tạm đóng biên phòng dịch corona . Do đó, ông phải đưa toàn bộ số dưa này về nội địa tiêu thụ, bán đổ bán tháo ở các tỉnh phía Bắc với giá chỉ 3.000 đồng/kg nên lỗ nặng.

  Dưa hấu, thanh long rớt giá thê thảm, chỉ còn 1.000 đồng/kg

Dưa hấu, thanh long rớt giá thê thảm, chỉ còn 1.000 đồng/kg

Không chỉ riêng dưa hấu, thời điểm trước Tết Nguyên đán, các nhà kho đặt cọc mua của nông dân với giá 30-32.000 đồng/kg, nhưng hiện nay giá chỉ còn 4-5.000 đồng/kg, thậm chí có loại chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Theo các nhà vườn, nếu so với năm ngoái thì năm nay giá xuống thấp. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó khăn, hàng ùn ứ khiến thương lái giảm thu mua. 

Trước đó, Cục Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông tin, hiện nhu cầu nhập khẩu Trung Quốc không ổn định, nước này lại kiểm soát chặt chẽ vận chuyển qua lại cửa khẩu làm cho đầu ra của trái cây bấp bênh. Trong đó, dưa hấu và thanh long là hai sản phẩm chịu thiệt hại nhiều nhất.

Ngày 3/2, theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, giá cua biển trên địa bàn tỉnh này giảm trên, dưới 250.000 đồng/kg (tùy loại). Hiện, cua gạch tại Năm Căn - cua biển ngon nhất Cà Mau - được thương lái thu mua với giá 320.000 đồng/kg; cua y loại 1 giá 250.000 đồng/kg; cua y tứ giá 150.000 đồng/kg.

Theo lý giải của các thương lái và chủ vựa cua trên địa bàn Cà Mau, việc ngưng thu mua cua trong người dân vào những ngày gần đây do không thể xuất hàng sang Trung Quốc vì nước này đang bị virus corona hoành hành.

  Giá cua Cà Mau giảm gần một nửa vì virus corona

Giá cua Cà Mau giảm gần một nửa vì virus corona

"Để giảm bớt thua lỗ, tôi đã ngưng thu mua cua 5 ngày để theo dõi thị trường. Hiện, tôi đang hợp tác với một số cơ sở kinh doanh hải sản trên địa bàn Cà Mau, TP Cần Thơ, TP.HCM… để bán khi cua biển trong thời gian ngừng xuất sang Trung Quốc" - một chủ vựa cua cho hay.

Ông Châu Công Bằng- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho rằng: Đồng nhân dận tệ của Trung Quốc bị phá giá xuống thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các mặt hàng thủy sản xuất vào thị trường này rớt giá, trong đó có cua biển Cà Mau.

Giá rau xanh Đà Lạt tăng đột biến vì dịch corona

Ông Minh cho hay, chưa khi nào giá rau xanh ở Đà Lạt lại tăng mạnh như vậy, thậm chí tăng cả chục lần so với cách đây 10 ngày. Nếu như Tết, có những loại rau xanh chỉ được thu mua tại vườn 2.000-3.000 đồng một kg thì nay tăng lên 20.000-30.000 đồng.

Theo đó, giá thu mua một kg xà lách xoăn (lô lô) khoảng 28.000-22.000 đồng, tùy loại trồng nhà kính hay ngoài trời; rau tần ô (cải cúc) là 16.000 đồng, rau bó xôi khoảng 18.000 đồng; bắp sú tim 7.000-8.000 đồng. Các loại khác như đậu cô ve, hành lá, bí ngòi giá cũng tăng mạnh so với trước Tết.

  Giá rau xanh Đà Lạt tăng đột biến vì dịch corona

Giá rau xanh Đà Lạt tăng đột biến vì dịch corona

Các loại rau ăn củ như khoai tây, hành tây cũng tăng mạnh lên 20.000 đồng/kg, tăng gấp chục lần so với năm trước. Đây là những mặt hàng vốn dễ bị ảnh hưởng do nguồn cung từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn. Chưa kể, hiện chưa phải cao điểm thu hoạch loại củ quả này ở Lâm Đồng.

Theo ông  Nguyễn Lam Sơn, giám đốc một công ty chuyên cung ứng rau cho hệ thống siêu thị trong cả nước, nguyên nhân khiến giá rau tăng cao phần lớn bị tác động từ dịch virus corona . Bên cạnh việc nhiều vùng trồng rau miền bắc thiếu rau sau đợt mưa đá dịp Tết, lý do chính là nguồn cung từ Trung Quốc gần như không có.

Cũng theo ông Sơn, diện tích cũng như sản lượng rau tại Lâm Đồng không đổi nhưng trong mùa dịch, nhu cầu lớn từ các thành phố lớn và các tỉnh do tâm lý tích trữ thực phẩm do dịch nCoV khiến nguồn hàng không đủ cung ứng.

Nhiều nhà vườn Lâm Đồng thậm chí đang hối hả đặt cây giống cho các vườn ươm để tận dụng cơ hội, đặc biệt với rau ăn lá – loại có thời gian canh tác chỉ 35-40 ngày.

Thịt heo bán lẻ vẫn ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm

Tuy giá heo ở chợ đầu mối giảm mạnh nhưng giá bán ở các chợ lẻ chỉ giảm nhẹ khoảng 5.000-10.000 đồng/kg. Theo đó, tại các chợ lẻ ở TP.HCM: Sườn non vẫn cao ngất ngưỡng với 250.000 đồng/kg, ba rọi 200.000 đồng/kg, thịt đùi và thịt nạc 150.000 đồng/kg, thịt heo xay 110.000 đồng/kg.

  Thịt heo bán lẻ vẫn ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm

Thịt heo bán lẻ vẫn ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm

Theo các thương lái, lượng heo về chợ giảm gần một nửa so với trước tết, giảm hơn 1/3 so với ngày thường. Tuy nhiên các thương lái cho rằng, duy trì dưới 5.000 con ở chợ đầu mối sẽ bán tốt, cao hơn số đó, chắc chắn sẽ bị “dội” hàng.

Giới kinh doanh cho biết giá heo giảm là do sức tiêu thụ sau Tết thông thường giảm khoảng 50% do các bếp ăn tập thể của các trường học, nhà máy, xí nghiệp chưa hoạt động trở lại. Cũng như dịch cúm virus corona đang hoành hành nên học sinh được nghỉ học thêm một tuần cũng góp phần làm cho sức tiêu thụ thịt heo giảm thêm. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng "ngại" đến các điểm đông người như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cũng góp phần làm cho sức tiêu thụ thịt heo giảm sâu.

PHƯỢNG LÊ (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật