Giá vàng tăng mạnh
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao dịch tại thị trường châu Á ở quanh mức trên 1.811 USD/oz, tăng hơn 12 USD/oz so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Tính trong tuần này, giá vàng trong nước cũng đi lên theo kim loại quý thế giới. Theo đó, giá vàng trong nước đã tăng 120.000 đồng/ượng và 40.000 đồng/lượng (mua vào - bán ra) . Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chịu lỗ vì mức tăng chưa đủ bù đắp chênh lệch giá mua - bán các doanh nghiệp đưa ra.
Chuyên gia khuyến cáo, giá vàng SJC vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” mà chỉ chở giá vàng thế giới tăng sẽ bật tăng mạnh. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý nhưng thông tin của thị trường về dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế để có hướng đầu tư, hay thoái vốn khỏi vàng.
Giá rau quả tăng mạnh
Ghi nhận tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP.Thanh Hóa, nếu như những tháng trước, rau cải ngọt, cải canh, mồng tơi, rau đay có giá 3.000 đồng/bó thì hiện nay đã tăng lên 7.000 - 8.000 đồng/bó. Rau thì là từ 3.000 đồng/bó đã tăng lên 10.000 đồng/bó. Rau mùi cũng tăng từ 2.000 đồng lên 5.000 đồng/bó...
Nguyên nhân đẩy giá rau xanh tăng mạnh là do thời tiết nắng nóng khiến cây tăng trưởng kém, có nhiều diện tích rau bị chết do hạn hán khiến nguồn cung giảm mạnh so với các dịp khác trong năm.
Tương tự, tại nhiều quận, huyện ở TP.Cần Thơ, rau ăn quả và rau ăn lá như: rau muống, mồng tơi, cải xanh, dưa leo, bí đao, đậu cô ve... giá tăng từ 1.000-3.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.
Giá măng cụt giảm mạnh
Hiện nay, nhiều nông hộ trồng măng cụt xử lý trái muộn ở huyện Phụng Hiệp lo lắng khi giá trái cây này đang giảm mạnh.
Nếu đầu vụ thương lái thu mua măng cụt tại vườn với giá 50.000 đồng/kg, giữa vụ 45.000 đồng/kg thì hiện chỉ còn 25.000 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 10.000 đồng/kg. Theo nhiều nhà vườn trồng măng cụt ở huyện Phụng Hiệp, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp làm cho măng cụt cuối vụ chất lượng trái giảm, nên giá bán liên tục giảm trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của ngành chuyên môn, huyện Phụng Hiệp có 101ha trồng măng cụt, tập trung chủ yếu ở các xã Thạnh Hòa, Tân Bình, Hiệp Hưng, Long Thạnh. Trong đó, khoảng 30ha đang thu hoạch.
Thịt heo rừng lai tăng giá mạnh
Cùng với xu hướng của heo loại thường, từ đầu năm đến nay, heo rừng nuôi liên tục "nhảy" giá lên 170.000-190.000 đồng/kg.
Chị Hoa, chuyên bán đặc sản ở quận 7 (TP.HCM) đầu năm mua nguyên con heo rừng về giết mổ để phục vụ cho nhà hàng chỉ ở mức 100.000 đồng/kg, nay tăng lên 170.000 đồng/kg. Còn nếu mua heo pha lóc, giá lên tới 300.000 đồng/kg.
"Chỉ nửa năm mà giá heo rừng nuôi hơi tăng 70%. Nhưng loại này nguồn cung ít, thịt lại ngon hơn heo thông thường nên khách vẫn khá chuộng", chị Hoa nói.
Không chỉ tại miền Nam, giá heo rừng nuôi tại miền Bắc cũng tăng cao, tại nhiều trang trại ở Hà Nội, giá heo hơi rừng lên tới 195.000 đồng/kg, tăng 80.000 đồng so với hồi đầu năm.
Châu chấu có giá 300.000 đồng/kg nhưng vẫn hút khách
Được nhiều người gọi với cái tên khá hấp dẫn " tôm bay", với giá từ 250.000-300.000 đồng/kg từ các chợ đầu mối nhưng vẫn được nhiều người tìm mua.
Chị Lan ( ở quận Củ Chi, TP.HCM), chủ một cửa hàng chuyên bán côn trùng ở cho biết, mỗi đợt chị mua được 20-30 kg từ các đầu mối miền Bắc. Chị cho hay, đợt đầu rao bán châu chấu thiên nhiên, chỉ trong 3 tiếng là hết sạch. Ngoài ra, còn cả chục đơn hàng khác chị phải hẹn khách đợt sau.
Theo chị, châu chấu có nhiều loại châu chấu như châu chấu tre, châu chấu voi, châu chấu lúa… nhưng ngon nhất và đắt nhất là loại châu chấu lúa, khoảng 250.000 đồng/kg.
"Châu chấu còn chân và cánh có giá 250.000 đồng/kg. Loại cắt cánh sạch sẽ có giá 300.000 đồng/kg", chị Lan nói.