Tại thị trường châu Á cũng suy giảm trong phiên giao dịch đầu tuần do sức ép từ việc lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng mạnh hơn sau khi kinh tế Mỹ đón nhận các dữ liệu tốt hơn dự kiến, đẩy lùi những quan ngại về khả năng lạm phát cao.
Margaret Yang, chiến lược gia của DailyFX cho biết, dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự kiến cho thấy khả năng lạm phát của nước này sẽ tăng nhanh hơn dự đoán, điều này làm tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhưng lại tạo áp lực giảm giá đối với vàng.
Thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ mở cửa ở mức cao hơn trong phiên này nhưng hầu hết các sàn giao dịch cổ phiếu lại đi xuống vào phiên đầu tuần, gia tăng nhu cầu về tài sản an toàn và đồng USD đà giành lợi thế trong cuộc đua với vàng.
Chỉ số giá sản xuất ở Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 3/2021, ghi dấu mức tăng hàng năm cao nhất trong 9,5 năm qua và báo hiệu khả năng lạm phát tăng cao hơn khi nền kinh tế mở cửa trở lại nhờ tình hình dịch COVID-19 đã được cải thiện và Chính phủ Mỹ tung ra các chương trình cứu trợ quy mô lớn.
Một số nhà đầu tư coi vàng như một hàng rào chống lại đà tăng của lạm phát, nhưng lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao hơn làm giảm đi phần nào sức hấp dẫn của vàng, vốn là tài sản không sinh lời.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, cho biết vàng có thể dao động nhẹ ở mức 1.730 - 1.760 USD/ounce, và bitcoin dường như cũng được coi là tài sản trú ẩn an toàn vào thời điểm này.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, nền kinh tế nước này đang ở "điểm uốn" của mô hình hồi phục kinh tế hình chữ U, với hy vọng rằng lạm phát và lượng việc làm tuyển dụng sẽ tăng tốc trong những tháng tới. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại nền kinh tế quá vội vàng có thể dẫn đến việc gia tăng số ca mắc COVID-19.
Tại thị trường trong nước, kết thúc ngày 12/4, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM ở mức 54,85- 55,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).