• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

3 tranh chấp thường gặp khi mua nhà chung cư

Luật sư Nguyễn Văn Lộc - Tác giả cuốn sách Sổ tay pháp lý Bất động sản đã chia sẻ 3 tranh...

Tranh chấp phát sinh từ thay đổi chính sách

Sự thay đổi quyết định của cơ quan chức năng như diện tích tính tiền bán theo tim tường hay thông thủy, trách nhiệm nộp phí bảo hành, ngưng cấp sổ "đất ở không hình thành đơn vị ở" vì chưa có quy định...

Ví dụ bạn mua một căn hộ chung cư có diện tích 92m2 cách đo diện tích tính theo tim tường. Đến khi nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư thì diện tích tăng thêm 2m2. Bạn phải thanh toán thêm cho chủ đầu tư số tiền chênh lệch do diện tích tăng so với đơn giá theo hợp đồng.

Đến lúc nhận được giấy chứng nhận thì diện tích căn hộ thể hiện ít hơn diện tích ban đầu của hợp đồng, còn 89m2. Chủ đầu tư không đồng ý trả lại tiền chênh lệch cho bạn do cách tính diện tích căn hộ theo hợp đồng và cách tính diện tích căn hộ trên giấy chứng nhận là khác nhau và dẫn đến kiện tụng.

3 loại tranh chấp thường gặp khi mua nhà chung cư.
3 loại tranh chấp thường gặp khi mua nhà chung cư.

Tranh chấp giao dịch chưa đủ điều kiện huy động vốn

Hoặc sau đó có một bên thay đổi không tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên phổ biến nhất thường rơi vào các dự án của chủ đầu tư hoặc bên môi giới giao dịch với khách để thu tiền, vì lý do chủ quan nên chủ đầu tư tiếp tục thực hiện... thậm chí là các trường hợp không có dự án, đất do cá nhân đứng tên, đất bị quy hoạch nhưng vẫn vẽ ra dự án để lôi kéo khách hàng.

Ví dụ trường hợp bạn mua 5 căn hộ dự án thành phố sau khi thanh toán 250 triệu đồng thì bạn mới phát hiện đơn vị ký biên nhận đặt chỗ là đơn vị mua giới không phải chủ đầu tư dự án. Ngoài ra dự án chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý nên chưa thể triển khai thi công và bạn quyết định yêu cầu đơn vị môi giới phải hoàn trả tiền, đơn vị môi giới không đồng ý hoàn trả lại tiền dẫn đến tranh chấp, kiện tụng.

Tranh chấp do chủ đầu tư vi phạm cam kết và không giải quyết quyền lợi cho bên mua.

Ở mức độ nhẹ chỉ là tranh chấp về thời hạn bàn giao căn hộ và tiền phạt chậm bàn giao, cho đến trường hợp rủi ro dẫn đến bên mua dễ bị mất trắng như dự án không có thật, dự án bị thế chấp nhưng vẫn bán cho bên mua, chủ đầu tư lâm vào tình trạng phá sản, đất thuộc quỹ đất nhà ở xã hội nhưng mở bán nhà ở thương mại...

Ví dụ bạn mua một căn hộ thông qua đơn vị môi giới. Thời điểm mua bạn được ký kết văn bản chuyển nhượng hợp đồng với công ty A. Đến thời điểm bàn giao căn hộ bạn liên hệ với công ty thì được trả lời là công trình chưa xong, yêu cầu chờ thông báo. Hơn một năm kể từ thời điểm đến hạng giao nhà mà công ty vẫn không bàn giao.

Và khi bạn làm căng, thì công ty cho rằng chỉ là nhà đầu tư thứ cấp mua sỉ lại số lượng lớn căn hộ rồi bán lại cho khách hàng chứ không phải là chủ đầu tư. Chủ đầu tư thật giờ đã mất khả năng tài chính, sắp phá sản, Bạn muốn kiện cứ tự nhiên, công ty A không liên quan. Bạn nhờ công ty và môi giới tìm người chuyển nhượng lại hợp đồng của mình, và ai sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Đó là những trường hợp bạn cần cảnh giác, lưu ý khi quyết định xuống tiền đặt cọc mua chung cư. 

VIÊN VIÊN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật