• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

5 cách giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong năm 2021

Bước sang năm 2021, các chuyên gia tài chính hàng đầu khuyến cáo mọi người nên thay đổi cách...

Tình hình tài chính năm 2020 đã cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều trường hợp, tình huống phát sinh hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi người và có thể làm giảm đáng kể hoặc thậm chí dừng hẳn các khoản thu nhập. Bước sang năm 2021, các chuyên gia tài chính hàng đầu khuyến cáo mọi người nên thay đổi cách quản lí tài chính cá nhân để thích nghi tốt hơn.

1. Tìm hiểu thói quen, lập kế hoạch và tuân theo kế hoạch chi tiêu đã đề ra

Đây là một loại "bài tập đơn giản" mang lại nhiều lợi ích về lâu dài. Dù thu nhập của bạn là bao nhiêu thì các chuyên gia tài chính cũng khuyên bạn nên học cách lập kế hoạch ngân sách và bám sát để theo dõi thu chi sát sao, có dự kiến cho những trường hợp đột xuất. 

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để chủ động hơn trong năm 2021
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để chủ động hơn trong năm 2021

Chỉ bằng cách tạo lập một kế hoạch chi tiêu hiệu quả, John Schneider và David Auten đã thoát khỏi khoản nợ tổng cộng 51.000 đô la (gần 1,2 tỷ đồng). Ngoài ra, hai người còn phát triển một kế hoạch tài chính được gọi là phương pháp Debt Lasso, mang nợ từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất ít nhất có thể để tối đa hóa các khoản thanh toán trên số dư gốc.

John Schneider và David Auten cho biết: “Mặc dù điều phương pháp này đã phải thay đổi một chút do dịch bệnh phức tạp, nhưng hầu hết người Mỹ đều gặp vấn đề về chi tiêu chứ không phải vấn đề về thu nhập. Khi họ hoàn thành phân tích chi phí của bản thân trong khoảng thời gian 12 tháng, kết quả cho thấy rằng một số tuần, họ đã chi 400 đô la cho việc ăn uống ở ngoài và 400 đô la tại cửa hàng tạp hóa. Họ cũng nhận ra rằng lãi suất thẻ tín dụng đã khiến họ tốn kém 10.000 đô la một năm. Và nếu không biết mình đang chi tiêu như thế nào, bạn không thể cải thiện hoặc lập ngân sách được”

2. Chủ động xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp

Quỹ này sẽ dùng để đề phòng những biến cố bất ngờ trong cuộc sống xảy ra như tai nạn, bệnh tật, thiên tai hay các khoản chi lớn khác.

Tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi cá nhân mà chúng ta sẽ áp dụng những nguyên tắc khác nhau để xây dựng quỹ khẩn cấp. Tuy vậy, về cơ bản thì bạn nên duy trì quỹ tiết kiệm khẩn cấp với giá trị tương đương khoảng từ 3 tháng đến một năm các khoản chi tiêu sinh hoạt.

Đầu tiên bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất một tháng chi phí sinh hoạt cần thiết. "Để tính toán con số này, hãy cộng các chi phí cần thiết của bạn như chi phí nhà ở, phương tiện đi lại, hàng tạp hóa và hóa đơn (điện thoại di động, internet, khoản thanh toán nợ tối thiểu hàng tháng, v.v.). Bạn sẽ không được tính bao gồm chi tiêu tùy ý, chẳng hạn như đi ăn, mua sắm hoặc giải trí", Cindy Zuniga, một phụ nữ đã trả gần 5 tỷ đồng cho khoản nợ sinh viên trong vòng 4 năm chia sẻ.

"Bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm trong một tháng càng nhanh càng tốt. Khi bạn có số tiền đó, mục tiêu tiếp theo của bạn là tiết kiệm quỹ khẩn cấp có giá trị bằng từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt cần thiết của bạn", Zuniga cho biết thêm.

3. Thanh toán bổ sung cho các khoản nợ

Sau khi đã có một kế hoạch chi tiêu và quỹ dự phòng khẩn cấp, bạn cũng nên lập ra một kế hoạch để thanh toán các khoản nợ một cách hiệu quả và không gây ra quá nhiều áp lực đối với bản thân.

“Điều quan trọng là phải biết lãi suất chính xác cho từng khoản nợ của bạn. Thứ hai, hãy hiểu tác động của lãi suất kép” Zuniga chia sẻ thêm về cách cô giải quyết khoản nợ tài chính lớn của mình.

Bằng việc tiết kiệm, và thanh toán bổ sung để giảm các khoản nợ, Zuniga đã làm giảm tác động lãi suất kép đồng thời giảm số tiền lãi phải chi trả cho khoản nợ sinh viên của mình. Cô ví dụ: khoản nợ vay sinh viên là 30.000 đô la với lãi suất 6% và khoản thanh toán hàng tháng là 300 đô la. Có thể mất 139 tháng, hoặc 11 năm rưỡi và tốn 11.700 đô la tiền lãi để trả hết khoản nợ đó. Nhưng do thanh toán thêm 100 đô la hàng tháng cho khoản nợ, hoặc 25 đô la một tuần, có thể cắt giảm thời gian đó xuống dưới tám năm và tiết kiệm 4.000 đô la (gần 93 triệu đồng) tiền lãi.

4. Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Nếu muốn ổn định hơn về tài chính, và hạn chế những tác động xấu do sự cố bất ngờ bạn buộc phải đa dạng hóa nguồn thu nhập. Thay vì dựa tất cả vào một khoản lương duy nhất, bạn hãy thử tìm kiếm các công việc khác, việc làm bán thời gian, đầu tư chứng khoán… để có thêm nguồn thu.

5. Chia sẻ tình hình tài chính với bạn đời

Tiền bạc là lý do phổ biến dẫn tới những mâu thuẫn không mong muốn giữa các cặp vợ chồng. Do đó, các cặp đôi nên thường xuyên có các cuộc nói chuyện thẳng thắn về tình hình thu – chi của gia đình, chia sẻ về quan điểm tài chính, góp ý, nhận ra sai lầm, đồng thời đưa ra giải pháp để quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Vợ chồng (và các thành viên khác trong gia đình) cần có các thỏa thuận và cùng nhau lập một kế hoạch thu chi khoa học.

Huyền Trang (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật