• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

8 thói quen sử dụng máy lạnh, máy điều hòa khiến tiền điện tăng vọt

Không phải ai cũng biết cách sử dụng các thiết bị làm mát trong nhà một cách tối ưu để mang...

1. Mua máy lạnh cũ

Thói quen chọn mua máy lạnh cũ giúp bạn tiết kiệm được phần nào chi phí ban đầu về việc mua sắm các thiết bị làm mát trong gia đình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến nghị rằng: cứ sau 10 năm sử dụng thì bạn nên cân nhắc đến việc thay máy lạnh, điều hòa mới để phát huy tối ưu hiệu suất làm mát, nhất là khả năng tiết kiệm điện mỗi tháng cho gia đình.

Vì những chiếc máy lạnh, điều hòa cũ thường có xu hướng hao tốn nhiều điện năng hơn sau khoảng thời gian mà bạn tiếp tục sử dụng. Hơn nữa, một số vấn đề khác cũng có thể xảy ra như hiệu suất làm lạnh yếu (vì động cơ hoạt động kém), mạch điện bên trong bị chập mạch không thể điều khiển nhiệt độ, cũng như phát sinh chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên hơn.  

Mua máy lạnh cũ

2. Bật nhiệt độ thấp nhất khi vào phòng

Nhiều người có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp nhất khi mới vào phòng, để nhanh chóng tận hưởng được bầu không khí mát lạnh. Đồng nghĩa với việc thiết bị phải hoạt động công suất tối đa để căn phòng đạt đến nhiệt độ được cài đặt.

Nếu bạn duy trì thói quen này về lâu dài sẽ khiến cho máy nén dễ bị hỏng vì hoạt động quá công suất hoặc mang lại hiệu quả làm lạnh kém, gây tốn điện năng. Không những thế, khi nhiệt độ được hạ thấp đột ngột, cụ thể bạn đang từ môi trường nóng (bên ngoài) sang môi trường mát lạnh (trong căn phòng máy lạnh) thì cơ thể dễ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì thế, theo các chuyên gia khuyên rằng: bạn nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng 25 độ C khi mới bật máy lạnh, sau đó tăng hoặc giảm nhiệt độ tùy theo nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, việc kết hợp thêm quạt trần sẽ giúp cho hơi lạnh từ máy lạnh được lan tỏa nhanh và đều, cũng như hỗ trợ không khí được lưu thông tốt hơn trong phòng, nhờ đó giảm bớt công suất hoạt động của máy nén và mang lại hiệu quả tiết kiệm điện.  

Bật nhiệt độ thấp nhất khi vào phòng

3. Thường xuyên đóng kín cửa phòng

Phần lớn chúng ta đều nghĩ nên bịt kín toàn bộ, nhất là các cánh cửa trong phòng khi sử dụng máy lạnh, sẽ giúp cho hơi lạnh không bị thoát ra ngoài và gây lãng phí điện năng. Thế nhưng, điều này lại gây ra tình trạng thiếu oxy cục bộ trong phòng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khỏe người dùng.

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thiết kế các khe cửa vừa phải, đủ để cho không khí lưu thông cũng như tránh cho khe cửa bị hở quá lớn sẽ gây tác dụng ngược - làm cho hơi lạnh bị thất thoát nhiều hơn và gây tiêu hao điện năng.

Thường xuyên đóng kín cửa phòng

4. Bật (tắt) hoặc tăng (giảm) nhiệt độ máy lạnh liên tục

Một số người hiện nay vẫn có thói quen bật máy lạnh cho đến khi nào cảm thấy mát lạnh thì tắt đi, rồi khi nào cảm giác thấy nóng thì bật lại. Cách làm này tưởng chừng như tiết kiệm điện năng nhưng đây là quan niệm sai lầm mà bạn nên tránh.

Vì khi máy lạnh được bật lại, thiết bị sẽ cần tiêu thụ lượng điện năng lớn để kích hoạt máy nén vận hành và khởi động quạt giúp căn phòng nhanh chóng đạt đến nhiệt độ cài đặt. Cứ lặp lại thói quen này sẽ khiến cho máy lạnh tiêu hao rất nhiều điện năng và giảm đi tuổi thọ sản phẩm. Tương tự, việc tăng (giảm) nhiệt độ máy lạnh liên tục cũng gây ra tình trạng tốn điện.

Bật (tắt) hoặc tăng (giảm) nhiệt độ máy lạnh liên tục

5. Dùng chế độ Dry sai cách

Một số người dùng chế độ Dry kèm với việc sử dụng quạt với mục đích tiết kiệm điện mà vẫn mang lại hiệu quả làm mát đáng kể. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm!

Chế độ Dry trên máy lạnh phù hợp cho những ngày trời mưa, nồm ẩm và có thời tiết mát mẻ, nhất là có độ ẩm cao trong không khí từ 60 - 70%. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng chế độ này cho những ngày vào mùa hè, thường có độ ẩm trong không khí thấp sẽ khiến cho da dễ bị khô, nứt nẻ và gây cảm giác khó chịu.

Dùng chế độ Dry sai cách

6. Bật máy lạnh cả ngày

Nhiều người có thói quen sử dụng máy lạnh 24/7, nhất là vào những ngày trời nóng cũng là nguyên nhân khiến tiền điện mỗi tháng tăng vọt. Thói quen này còn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy vì phải vận hành liên tục.

Vì thế, bạn nên cân đối việc mở máy lạnh vào những ngày trời nóng và nên mở cửa phòng để gió được lưu thông tốt hơn.

Bật máy lạnh cả ngày

7. Che chắn quá kỹ cho cục nóng

Cục nóng của máy lạnh thường đặt ở ngoài trời và nhiều người khá kĩ tính khi làm giàn che nắng mưa cho cục nóng để giảm thiểu sự tác động của thời tiết.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành cho hay: điều này thực sự không cần thiết vì cục nóng thường được làm bằng chất liệu bền bỉ, có phủ lớp chống ăn mòn và có thể chịu được sự tác động của môi trường bên ngoài.  

Việc che chắn quá mức sẽ khiến cho cục nóng không tỏa nhiệt cũng như cản trở đến luồng khí lưu thông mà cục nóng đang làm nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của cục lạnh và gây tiêu hao điện năng. Thay vào đó, bạn chỉ nên đặt cục nóng ở nơi không quá thấp (tránh ngập nước) và nơi thông thoáng là được.

Để máy lạnh ở nơi thông thoáng

8. Không vệ sinh máy lạnh định kỳ

Vệ sinh máy lạnh định kì sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và kiểm tra sự hoạt động của thiết bị, nhờ đó góp phần tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.

Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn không vệ sinh máy lạnh định kỳ, khoảng 3 - 6 tháng/lần (tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít), sẽ khiến cho tiền điện nhà bạn tăng vọt mỗi tháng mà chính bạn không ngờ tới. Không những thế, vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển ảnh hưởng đến không gian của người sử dụng như gây một số bệnh liên quan đến hô hấp.

Không vệ sinh máy lạnh định kỳ

(Tham khảo từ Điện máy xanh)

P.V

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật