• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bạn có phải là "tín đồ" của...nhảy việc?

Sự kiện cô gái vàng Lê Diệp Kiều Trang rời Go Viet sau vài tháng làm CEO khiến nhiều người...

Khi nhắc đến nhảy việc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đây là việc tiêu cực, sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho sự nghiệp cả. Thế nhưng, bên cạnh đó nó vẫn có những ưu điểm nhất định nếu ai biết tận dụng thì chắc chắn sẽ có lợi cho bản thân.

Vì sao bạn nhảy việc?

Đầu tiên, bạn phải xác định động cơ “nhảy việc” của bạn là gì và có cần thiết hay không? Động cơ nhảy việc của mọi người thường bắt nguồn từ hai lý do sau:

Bạn có phải là

Nhảy việc bị động:

Những đối tượng này thường không thỏa mãn với công việc hiện tại của mình, cho nên họ luôn có tâm lý: “Không thể không nhảy việc”. Sự không thỏa mãn đó có thể xuất phát từ những điều sau: quan hệ đồng nghiệp, cương vị công tác, đãi ngộ trong công việc hoặc lương bổng không được như mong đợi. Những điều đó có thể khiến cho nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa.

Nhảy việc chủ động:

Khi bạn quá thoải mái ở một vị trí nhất định, lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ quên đi việc phải học tập, trau dồi. Điều này có nghĩa là, một khi bạn đã tìm hiểu rõ tính chất công việc, trải qua muôn vàn khó khăn và dành được những kết quả khả quan sau một thời gian thì đến lúc này, bạn sẽ đi vào trạng thái thoải mái, mọi sự sáng tạo trong người bỗng bốc hơi đi đâu mất.

Đây chính là thời điểm cần phải thay đổi, dù cho chỉ đơn giản là đảm nhiệm một vị trí mới trong công việc hiện tại, nhất định bạn phải nhận lấy thử thách mới.

Mặc dù công việc hiện tại của bạn rất tốt, môi trường làm việc thoải mái, lương cao, quan hệ đồng nghiệp thân thiện… nhưng bạn lại muốn đi tìm những thách thức mới hoặc có những công ty trả bạn mức lương cao hơn hiện tại. Bạn tâm niệm rằng: “Nơi nào tốt hơn thì ta đến. Hãy thử sức mình ở nhiều công việc khác nhau để xem năng lực của mình đến đâu”. Đừng sợ, hãy bắt đầu học thêm bất cứ điều gì để trau dồi bản thân.

Hãy gắn bó, ít nhất là 2 năm

Nhảy việc đã không còn là chuyện xa lạ trong môi trường làm việc hiện đại. Luôn sẵn có rất nhiều cơ hội việc làm vẫy gọi bạn, nhưng điều quan trọng không phải là bạn có trung thành hay không với một công ty, mà chính là thái độ với công việc và những nỗ lực cống hiến của bạn cho công việc.

Lý tưởng nhất, bạn nên cố gắng gắn bó với một công việc trong ít nhất 2 năm, theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Amanda Augustine của TopResume. "Khoảng thời gian và chi phí cần thiết để tìm được một ứng viên phù hợp, chi phí đào tạo nhân viên mới khá tốn kém, không người chủ lao động nào muốn phạm sai lầm và thấy nhân viên của họ lần lượt nghỉ việc", Augustine nói.

Bạn có phải là

Bên cạnh yếu tố chi phí, vấn đề lớn khác là các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng có thể nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Nếu hồ sơ của bạn liệt kê đầy những công việc ngắn hạn, gián đoạn, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về khả năng phán đoán, mục tiêu nghề nghiệp cũng như hiệu suất công việc của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong công việc cũ, chủ của bạn là một người kinh khủng, gây sự căng thẳng và ức chế nghiêm trọng nơi làm việc, hoặc đơn giản là bạn muốn thay đổi loại hình công việc khi quyết định nhảy việc thì quyết định nhảy việc là đúng đắn.

Nếu tất cả các dấu hiệu đều chứng tỏ bạn đã chọn sai công việc, lựa chọn đổi việc là đúng đắn. Miễn là, nhảy việc có ý nghĩa với mục tiêu công việc tổng thể và dài hạn của bạn. Và hãy bắt đầu tìm kiếm công việc mới ngay khi bạn cảm thấy cần thiết.

Dù nhảy việc chủ động hay bị động, bạn hãy nhớ rằng trong công việc cũng vậy nếu bạn cứ nhảy hết chỗ này đến chỗ khác, thì suốt đời bạn vẫn là người mới trong một môi trường mới, để rồi cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Vì vậy một lời khuyên cho các tín đồ “nhảy việc” là hãy cân nhắc, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định chuyển việc. Hãy xem xét với mức thu nhập cao hơn nhưng tính chất công việc có phù hợp, và khả năng bản thân có thể hoàn thành công việc ấy không.

Một người có năng lực, có tinh thần lạc quan thì luôn nhìn thấy được những cơ hội trong mọi hoàn cảnh khó khăn, ngược lại một người không có lập trường không có tinh thần lạc quan sẽ luôn nhìn thấy những khó trong mọi cơ hội!

KIM THOA

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật