• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ẩn chứa trong nước bọt của chó, mèo

Những nụ hôn với thú cưng tưởng chừng như đơn giản nhưng nó ẩn chứa nhiều mối nguy hại...

Các bệnh có thể lây truyền từ vật nuôi sang con người được gọi chung là bệnh truyền nhiễm. Theo các trung tâm kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ các căn bệnh truyền nhiễm thông qua vật nuôi xảy ra đều có liên quan đến việc tiếp xúc, gần gũi động vật hoặc chất dịch của chúng.

Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải cẩn thận trong công tác vệ sinh và chú ý đến sức khỏe vật cưng. Một số người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người suy yếu hệ thống miễn dịch là đối tượng dễ bị các vi sinh vật gây bệnh dưới đây tấn công:

Mới đây nhất các bác sĩ tại Mỹ, phải cắt cụt tay, chân của họa sĩ Manteufel để giữ lại tính mạng do ông nhiễm khuẩn capnocytophaga, thường được tìm thấy trong nước bọt của chó mèo. 

Ông đến bệnh viện khám sau khi có biểu hiện sốt, nôn và đi ngoài. Họa sĩ 49 tuổi tưởng mình bị cúm nhưng sự thật còn tồi tệ hơn thế. Các bác sĩ tiến hành cấy máu và phát hiện ra vi khuẩn capnocytophaga, gây ra nhiễm trùng huyết nghiêm trọng và giảm huyết áp, đồng thời khiến nhiều cơ quan nội tạng ngừng hoạt động và bác sĩ phải cắt bỏ tứ chi để giữ mạng của ông.

“Hôn chó” nụ hôn tử thần.
“Hôn chó” nụ hôn tử thần.

Những chú chó là loài vật thông minh, trung thành lại rất đáng yêu nên được xem là loài thú cưng thân thuộc trong nhà. Tuy nhiên không ít người từng bị nhiễm vi khuẩn từ chó mèo hoặc bị tấn công từ chúng.

Theo anh Hồ Ngọc Dũng - ủy viên ban chấp hành hiệp hội những người nuôi chó giống tại Việt Nam, người tiếp xúc với thú cưng phải rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi hoặc cho thú cưng ăn.

Thú cưng phải thường xuyên được tiêm phòng đúng thời hạn và người nuôi cũng đừng quên thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh cho thú cưng. Vệ sinh thường xuyên chuồng trại và để chúng tránh xa khu vực sinh hoạt chung của gia đình.

Người nuôi không nên quá thân mật như âu yếm ôm, hôn vào miệng mũi thú cưng, đặc biệt là để thú cưng dùng lưỡi liếm vào cơ thể vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không để trẻ em ngủ chung hoặc ôm vật nuôi lên giường vì chúng có thể mang vi khuẩn và mầm bệnh lây sang người

Tránh tiếp xúc quá gần với những vật nuôi lạ vì bạn không biết được tính tình chúng hiền hay dữ chúng có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Tránh tiếp xúc với những loại vật nuôi hoang dại vì chúng ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh không thể kiểm soát được.

Tránh hôn hay để chó liếm vào mũi miệng của mình. 
Tránh hôn hay để chó liếm vào mũi miệng của mình. 

Anh Hồ Ngọc Dũng tư vấn thêm, tuyệt đối không la hét, chạy, đánh hoặc thực hiện chuyển động đột ngột. Bởi những hành động ấy gây ra sự phấn khích và hưng phấn khiến chúng càng hung bạo hơn mà tấn công con người.

Đặc biệt các bạn nhỏ đừng bao giờ trêu chọc con chó bằng cách dùng đồ chơi, thức ăn hay vờ đánh, đá, kéo tai hoặc đuôi của chó. Cũng đừng leo lên người chúng hoặc lại gần khi chúng đang ăn vì chúng sẽ tưởng mình giành ăn mà nổi khùng.

Nếu chẳng may bị chó cắn thì ngay lập tức cần nhanh chóng rửa vết thương bằng xà phòng (nhưng không được chà xát quá mạnh) dưới vòi nước chảy mạnh để làm sạch vùng da ấy. Sau đó dùng nước muối đậm đặc hoặc dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hoặc dung dịch Iot)... để diệt virus, rửa sạch vết thương.

Nếu vết thương nhỏ ít chảy máu thì sau khi sát khuẩn bạn có thể để thoáng hoặc băng ít gạc bảo vệ. Trong trường hợp nếu vết cắn sâu, chảy máu nhiều, thì cần nhanh chóng garô xung quanh vết thương. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại vô cùng cần thiết nếu vết cắn sâu hoặc ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi,… Vì vậy sau khi sơ cứu cần đến ngay cơ sở y tế để được chỉ định cụ thể và thực hiện theo dõi chú chó đã cắn mình theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

VIÊN VIÊN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật