Bánh mì là món ăn phổ biến trên thế giới và dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Điển hinh vụ việc xảy ra vào trưa thứ tư ngày 7/8, bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa) tiếp nhận 15 ca bệnh đều trú ở TP.Cam Ranh.
Những bệnh nhân nói trên nghi bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì tại một tiệm bán ở khu vực bến xe TP.Cam Ranh.
Bánh mì là loại thực phẩm gây ngộ độc cho 15 người tại Cam Ranh. |
Theo Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh, sau khi được điều trị, đến trưa 7/8, có 7 bệnh nhân được xuất viện. 8 người còn lại vẫn được chăm sóc, theo dõi. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ tiệm bánh mì trên tạm dừng việc bán bánh mì để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây ngộ độc.
Tại sao ăn bánh mì bị ngộ độc?
Theo khảo sát của VnExpress, ngoài những thương hiệu lớn có phép kinh doanh, có chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, còn lại món patê đang được các hàng ăn sáng nhỏ lẻ sử dụng cho bánh mì, xôi mặn đều không có bao bì.
Theo các chuyên gia ẩm thực, patê được làm từ thịt lợn, gan gà, gan lợn hoặc bò và củ hành. Điều đáng chú ý là do gan có chất đường nên rất dễ nhiễm trùng, quá trình làm phải rất sạch sẽ để tránh tình trạng hư trước thời hạn. Các vật dụng dùng để chứa patê cũng phải được tiệt trùng, nếu không thức ăn này sẽ lập tức bị nhiễm khuẩn.
Trong khi đó, anh Thanh, một người từng làm công cho cơ sở sản xuất patê không nhãn mác tại TP.HCM cho biết, việc khử trùng khử khuẩn hoàn toàn không được thực hiện. Anh chia sẻ "quy trình sản xuất chỉ là nêm nếm gia vị, xay nhuyễn mọi thứ. Patê thành phẩm được nén thành các khối vuông, quấn trong bao ni lông rồi mang ra chợ bán hoặc giao trực tiếp cho người bán hàng chứ không hề cho vào hộp".
Theo Thạc sĩ Đặng Thị Ngọc Dung - giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm Trường đại học Sư phạm kỹ thuật, cần bảo quản ổ bánh mì hoặc các thực phẩm làm nhân bánh mì đúng cách để đảm bảo sức khỏe người dùng do bánh mì được làm từ bột mì, nước và nấm men bánh mì, có thể có thêm trứng (bột trứng).
Thời gian bảo quản bánh mì ngắn hay dài phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng trong bánh, độ khô của bánh và phương pháp bảo quản.
Nếu ăn phải bánh mì có nấm men, nấm mốc đó sẽ dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy. |
Ngoài ra,vì khí hậu Việt Nam cực kỳ thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, đặc biệt là nấm mốc, nấm men, sau đó là vi khuẩn, do đó bánh mì để lâu ngày sẽ dễ có hiện tượng bị mốc.
Bánh mì có độ ẩm thấp thường bảo quản được 1 đến 3 ngày, lâu hơn so với các loại bánh mì có cấu trúc mềm, độ ẩm cao. Bánh mì mềm, độ ẩm cao dễ bị vi sinh vật tấn công. Vì vậy, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường.
Lưu ý quan trọng khác là việc bảo quản nhân bánh. Trong nhân bánh mì, người ta thường cho vào các loại thịt nguội (chả, jambon, patê...), chà bông, đồ chua, rau sống... Thịt nguội dễ tạo môi trường cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển mạnh.
Thịt nguội, chả lụa, dăm bông là những thực phẩm dễ tạo môi trường cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển mạnh. |
Thời gian bảo quản thịt nguội phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản, phụ gia bảo quản (chống nấm mốc, nấm men). Thịt nguội cần được bảo quản trong điều kiện lạnh (
Theo bà Dung, nếu bảo quản thịt nguội ở nhiệt độ cao, môi trường không kín, sau một thời gian ngắn thịt nguội dễ bị sự tấn công của vi sinh vật. Vi sinh vật thâm nhập có thể phát triển tạo thành độc tố hoặc bản thân vi sinh vật gây bệnh.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân có thể làm thịt nguội chưa thực sự an toàn chính là việc bổ sung phụ gia tạo màu hoặc phụ gia giữ màu cho thực phẩm nếu vượt quá giới hạn cho phép.
Với những phân tích trên, bạn hãy cân nhắc về việc dùng bánh mì vào các bữa ăn. Đặc biệt không nên lạm dụng các loại bánh mì hay các đồ chứa nhiều tinh bột không tốt về mặt sức khỏe và nên tìm hiểu các hàng bánh mì uy tín, bán thực phẩm chất lượng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bạn và người thân.