Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, có khoảng 1,13 tỷ người trên toàn câu đã và đang bị tăng huyết áp, hầu hết rơi vào nhóm những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. WHO cũng cho rằng, cứ 5 người bị các vấn đề về huyết áp thì có ít hơn 1 người có thể duy trì mức bình thường.
Về cơ bản, huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên các động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Khi áp suất này tăng lên, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc huyết áp cao. Mặc dù không có nguyên nhân nào rõ ràng đằng sau tình trạng huyết áp cao, nhưng các nhà khoa học tin rằng các yếu tố như tuổi già, tiền sử gia đình, béo phì, hút thuốc, không rèn luyện thể thao, căng thẳng tinh thần… có thể góp phần hình thành nên cao huyết áp.
Thông thường, việc tăng huyết áp không có triệu chứng nào đặc trưng, một số triệu chứng thường gặp như đau đầu, chảy máu mũi, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn ói, mờ mắt, khó thở… Nếu không được chăm sóc kịp thời, huyết áp tăng có thể dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, đau tim, đông máu, thận, hội chứng chuyển hóa, trí nhớ kém và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Theo một nghiên cứu, tắm hơi thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh cao huyết áp.
Đây là nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tăng huyết áp Hoa Kỳ, hoạt động tắm hơi thư giãn có khả năng làm giảm áp lực tác động lên thành động mạch của bạn, hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp.
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Đông Phần Lan. Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi 1.621 người đàn ông trung niên. Tất cả họ đều sống ở phía Đông Phần Lan. Những người đàn ông này được chia thành 3 nhóm dựa trên thói quen tắm hơi.
Nhóm thứ nhất là những người tắm hơi mỗi tuần một lần. Nhóm thứ hai là những người tắm hơi 2 đến 3 lần mỗi tuần. Nhóm thứ ba bao gồm những người ưa thích tắm hơi, 4 đến 7 lần một tuần. Ngoài ra, những người đàn ông này huyết áp luôn dưới mức 140/90 mmHg và không bị tăng huyết áp trước khi tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện trong 22 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 15.5% bị tăng huyết áp. Ngoài ra, nguy cơ phát triển huyết áp cao là ít hơn 24% đối với những người tắm hơi 2 đến 3 lần mỗi tuần, nguy cơ này cũng giảm đến 46% trong nhóm thứ ba (những người tắm hơi gần như mỗi ngày).
Các nhà khoa hoc giải thích, tắm hơi thường xuyên giúp cải thiện chức năng của lớp mạch máu bên trong cơ thể. Điều này mang lại tín hiệu tích cực đối với hệ thống huyết áp. Việc đổ mồ hôi trong và sau khi tắm hơi là cách giúp loại bỏ các chất lỏng khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm mức huyết.
Ngoài tắm hơi, đây là các biện pháp tại nhà giúp kiểm soát việc tăng huyết áp hiệu quả.
Tỏi
Tỏi cực hữu ích đối với bệnh nhân có huyết áp tăng nhẹ. Người ta tin rằng allicin trong tỏi làm tăng việc sản xuất oxit nitric, giúp các cơ của động mạch thư giãn, làm giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
Cây dùi trống (Chùm ngây)
Cây chùm ngây (hay còn gọi là cây dùi trống) là thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong chi chùm ngây, được gọi là Sahjan trong tiếng Hindi.
Chùm ngây được biết đến với hàm lượng protein cao và các vitamin khoáng chất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số chất chiết xuất từ lá của loại cây này giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Cây Amla
Cây amla được sử dụng để giảm huyết áp, các chất chiếc xuất từ lá của cây amla, tương tự như cây chùm ngây, giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng giảm mức cholesteron trong máu và gan. Hàm lượng vitamin C trong quả amla đóng vai trò mở rộng các mạch máu, giúp giảm huyết áp hiệu quả. Amla cũng là thành phần quan trọng trong hỗn hợp Triphala trên thị trường và được biết là giúp giảm huyết áp.
Củ cải
Củ cải theo tiếng Hindi là mooli, đây là một loại rau phổ biến được sử dụng trong nhà bếp Ấn Độ. Củ cải cũng được chứng minh là có tác dụng chống tình trạng tăng huyết áp. Hàm lượng kali và khoáng chát cao giúp chống lại việc tăng huyết áp trong chế độ ăn nhiều natri.
Củ cải có thể dùng để xào, nấu canh hoặc ăn sống, trộn với salad hoặc nghiền và trộn với sữa chua và thưởng thức.
Vừng
Trong các thí nghiệm, hạt vừng cho thấy khả năng giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Dầu mè có chứa sesamin và sesaminol, có tác dụng chống viêm trên các thành động mạch, góp phần làm giảm huyết áp.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng, kết hợp dầu mè với dầu cám giúp giảm huyết áp hiệu quả hơn so với dùng thuốc hạ huyết áp đơn thuần.
Cây ba gạc hoa đỏ
Các bác sĩ y học cổ truyền đã sử dụng loại cây ba gạc hoa đỏ này (hay còn gọi là ba gạc thuốc, ba gạc Ấn Độ) trong điều trị chứng mất ngủ, rắn cắn, điên loạn và cả huyết áp cao. Chất Reserpine alkaloid chiết xuất từ loài cây này là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho bệnh tăng huyết áp. Với tác dụng mở rộng các mạch máu và làm giảm nhịp tim, nó đảm bảo huyết áp được duy trì ở mức thấp.
Hạt lanh
Hạt lanh có giá trị dinh dưỡng to lớn. Chúng rất giàu một hợp chất oiij là axit alpha linolenic, là một trong những axit béo, omega-3 quan trọng. Những người bị cao huyết áp khi sử dụng hạt lanh trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm mức cholesterol trong máu và cũng có biểu hiện hạ huyết áp.
Mặc dù việc sử dụng các loại thảo dược này mang lại một kết quả khả quan, đầy hứa hẹn trong việc chống lại bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu bị cao huyết áp và đang điều trị bệnh này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về việc sử dụng các biện pháp này.
Ngoài ra, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống nhiều rau và trái cây, cắt giảm các sản phẩm từ sữa, thịt nhiều chất béo, ăn ít muối, tập thể dục thường xuyên và luôn giữ đầu óc tránh căng thẳng.