• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

17 quan niệm sai lầm về dịch COVID-19

Nhiều thông tin về COVID-19 được lan truyền trên mạng xã hội, nhưng các thông tin này lại...

Nguyễn Văn Tuấn (Giáo sư dịch tể học từ Úc) đã tìm hiểu, thu thập và lược dịch từ một số nguồn thông tin đáng tin cậy liên quan đến việc phòng ngừa dịch virus COVID-19. Những thông tin dưới đây của giáo sư sẽ giúp giảm bớt sự hoang mang của mọi người.

Xịt Chlorine hoặc Alcohol có thể diệt virus

Sai. Chlorine hoặc Alcohol không thể diệt được virus trên cơ thể của chúng ta, chúng chỉ có thể dùng để diệt khuẩn trên bề mặt của các vật dụng. Dùng hai loại này có thể gây tổn hại cho da, nguy hiểm hơn khi để chúng xâm nhập vào mắt hay miệng.

Rửa mũi bằng nước muối có thể diệt virus COVID-19

Chưa có bằng chứng cho thấy rửa mũi bằng nước muối có thể diệt virus COVID-19. Nhưng việc này có thể giúp giảm các triệu chứng nhiễm virus ở phần trên đường hô hấp, nhưng nó không giảm nguy cơ nhiễm COVID-19,

Giải đáp những quan niệm sai lầm về dịch Covid-19.
Giải đáp những quan niệm sai lầm về dịch Covid-19.

Súc miệng bằng nước muối có thể chống nhiễm COVID-19

Đây là một quan niệm sai, là phi khoa học. Tổ chức Y tế Thế giới cũng nói rằng không có chứng cứ khoa học nào để nói rằng súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa nhiễm COVID-19 .

Thuốc trụ sinh diệt virus COVID-19

Sai. Thuốc trụ sinh (antibiotics) diệt vi trùng (bacteria) chứ không diệt virus.

Vaccines cho cúm mùa có thể phòng chống COVID-19

Sai. COVID-19 là virus khác với virus gây cúm mùa. Cho đến nay, khoa học chưa có vaccine đặc trị cho loại virus này.

Tỏi có thể phòng chống COVID-19

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể phòng chống SARS-Cov-2.

Máy sấy tóc diệt SARS-CoV-2

Sai. Máy sấy tóc không thể diệt được virus.

Khẩu trang có thể phòng chống nhiễm COVID-19

Khẩu trang được khuyến cáo dành cho nhân viên y tế và người bị nhiễm, không khuyến cáo cho người dân. Những loại khẩu trang dùng một lần sẽ không có hiệu quả bảo vệ chống nhiễm COVID-19.

Đeo khẩu trang sẽ khiến nhiều người tự tin và bỏ qua các biện pháp phòng ngừa khác như rửa tay thường xuyên.

Chỉ có người lớn và thanh niên có nguy cơ nhiễm

Sai. Dịch bệnh này có thể lây cho bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào.

Ai đứng gần hay tiếp xúc người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị nhiễm

Sai. Người có khả năng miễn dịch tốt hơn sẽ khó bị nhiễm hơn những người có hệ miễn dịch kém.

Ai bị nhiễm bệnh cũng sẽ chết

Sai hoàn toàn. Nguy cơ tử vong chỉ tăng cao khi ở một số nhóm. Đa số (97%-99%) người bị nhiễm sống, và đa số (81%) bệnh nhân nhiễm là thuộc nhóm 'nhẹ'.

Chó và mèo có thể lây nhiễm COVID-19

Chưa có chứng minh nào cho thấy chó và mèo có thể lây nhiễm COVID-19.

COVID-19 giống như bệnh cúm mùa

Sai. Dù các triệu chứng của COVID-19 và cúm mùa có giống nhau. Nhưng tỉ lệ tỉ vòng ở dịch COVID-19 là 1 - 3%, còn ở cúm mùa chỉ có 0,1 - 0,3%.

Nhiệt kế có thể chẩn đoán nhiễm COVID-19

Sai. Nhiệt kế chỉ có thể phát hiện sốt. Sốt cũng có thể là cúm mùa. COVID-19 ủ bệnh khoảng 2 tuần, chính vì thế người bình thường cũng có thể mang mầm bệnh.

Có thể nhiễm COVID-19 từ phân và nước tiểu

Rất có thể sai. Theo Giáo sư John Edmunds (London School of Hygiene & Tropical Medicine, Anh) thì mỗi khi nuốt, chúng ta nuốt cả đờm từ mũi và cổ họng, và đây là cơ chế phòng vệ khá tốt. Lí do là khi nuốt đờm, các con virus và bacteria sẽ đi theo xuống ruột, nơi chúng sẽ bị phân huỷ hay vô hiệu hoá bằng acid của bao tử. Với phương tiện hiện đại, giới khoa học có thể tìm virus trong phân, nhưng những con này không còn khả năng lây nhiễm nữa vì chúng đã bị làm tê liệt khi còn ở trong bao tử.

COVID-19 sẽ chết vào mùa xuân

Một số virus cúm mùa thường lây lan vào mùa đông hay ở những nơi có nhiệt độ ôn đới. Nhưng hiện nay thì giới khoa học vẫn không biết COVID-19 có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao hay không.

COVID-19 là vi khuẩn độc hại nhất mà con người biết đến

Sai. Dịch COVID-19 có vẻ nghiêm trọng hơn cúm mùa, dịch này không 'chết người' như Ebola, SARS hay MERS.

COVID-19 xuất phát từ một labo quân sự bên Trung Quốc

Đây chỉ là một tin đồn, chưa có bằng chứng xác thực.

VIÊN VIÊN (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật