Công suất máy lạnh phải phù hợp với diện tích sử dụng
Lựa chọn công suất máy phù hợp với diện tích phòng sẽ giúp cho máy làm lạnh nhanh và sâu hơn. Nếu công suất máy quá nhỏ, nhưng diện tích phòng quá lớn sẽ khiến cho máy hoạt động liên tục nhưng không đủ lạnh. Điều này sẽ khiến cho thiết bị tiêu hao nhiều điện năng một cách lãng phí
Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích hoặc thể tích không gian cần làm lạnh. Ta có thể áp dụng công thức: 1 m2 x 600 BTU.
Trong đó: BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.
Ví dụ: Phòng có diện tích 15 m2 quý khách sẽ tính được: 15 m2 x 600 BTU = 9.000 BTU (9.000 BTU tương đương với máy lạnh 1 HP).
Chỉnh remote đúng chế độ
Nếu bạn sử dụng remote sai chế độ sẽ khiến cho máy lạnh của bạn kém lạnh và làm lạnh không sâu. Đồng thời, khi máy hoạt động liên tục nhưng không ngắt sẽ làm cho bạn tốn kém chi phí điện năng.
Nên có lịch trình vệ sinh và kiểm tra điều hòa định kỳ
Sử dụng máy lạnh ngoài việc bảo quản thì bạn nên có một lịch trình vệ sinh định kỳ cho máy, việc loại bỏ các bụi bẩn bám trên máy lạnh sẽ giúp cho máy hoạt động tốt hơn. Bởi vì nếu máy bụi bẩn nhiều quá thì lượng hơi lạnh tỏa ra bị hạn chế.
Vì vậy mà bạn cần lau chùi máy lạnh ít nhất là 6 tháng một lần, việc này sẽ giúp bạn giảm đến 15% công suất hoạt động của máy lạnh, tiết kiệm rất nhiều điện năng đó phải không nào.
Ngoài ra, ống đồng dẫn gas kết nối từ dàn nóng đến dàn lạnh, là cầu nối để đưa dung môi chất lạnh từ block vào để làm lạnh. Vì vậy, mà ống dẫn gas phải luôn đảm bảo sạch sẽ không bị rò rỉ. Việc sử dụng máy lạnh mà ống dẫn gas bị bụi bẩn hay rò rỉ sẽ làm cho chế độ làm mát bị trì hoãn hơn. Dẫn đến điện năng tiêu thụ tăng cao.
Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm
Khi sử dụng điều hòa vào ban đêm để ngủ thì bạn không nên mở máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, vì càng về đêm nhiệt độ càng giảm. Vì vậy bạn nên cài đặt nhiệt độ ở khoảng 25-29 độ C trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng điện năng tiêu thụ đấy. Đồng thời việc làm này cũng sẽ giúp bạn tránh được cảm lạnh cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho mình, nhất là sử dụng máy lạnh cho trẻ em.
Điều chỉnh nhiệt độ sử dụng phù hợp
Nên cài đặt nhiệt độ phù hợp khi sử dụng máy lạnh. Bạn nên cài đặt khoảng 24 độ C đến 28 độ C là nhiệt độ thích hợp. Việc cài đặt này khi sử dụng điều hòa lâu dài vẫn duy trị nhiệt độ vừa phải mà không cần phải tiêu tốn nhiều điện năng (nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài không quá trên lệch) có thể tiết kiệm lên đến 40% điện năng tiêu thụ.
Che phủ dàn nóng, tránh ánh nắng trực tiếp
Dàn nóng máy lạnh có tác dụng trao đổi nhiệt với dàn lạnh, do đó khi lắp máy lạnh hạn chế lắp dàn nóng ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
Cách đơn giản nhất để giảm tải cho máy lạnh đó chính là ngăn cản nắng chiếu trực tiếp lên dàn nóng. Với cách này bạn có thể giảm nguy cơ dàn nóng ngưng hoạt động vì nhiệt độ ngoài trời quá cao, máy hoạt động quá tải và đương nhiên giúp tiết kiệm điện nữa.
Ngoài ra, việc lắp đặt dàn nóng ở nơi tránh mưa, nắng trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng cũng chính là cách giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Phòng sử dụng máy lạnh cần đóng kín
Đóng kín cửa phòng sẽ giảm thiểu tối đa hơi lạnh bị thoát ra ngoài một cách lãng phí.
Trong trường hợp bạn sử dụng máy lạnh mà để ánh nắng lọt vào phòng thì nó sẽ làm cho nhiệt độ phòng tăng lên. Khi đó hơi lạnh tỏa ra tủ máy lạnh sẽ bị lượng nhiệt của ảnh nắng mặt trời này cân bằng. Làm cho phòng lâu mát. Việc này kéo dài sẽ tiêu hao nhiều điện năng. Vì vậy bạn nên kiểm soát ánh nắng mặt trời, không cho nó chiều vào phòng lạnh nhé.
Kết hợp quạt với máy lạnh
Khi bạn sử dụng máy lạnh kết hợp với quạt gió thì quạt gió sẽ giúp đưa hơi lạnh tỏa ra ở các ngách của căn phòng. Vì vậy mà bạn không cần giảm nhiệt độ rất thấp để làm lạnh căn phòng. Sự kết hợp giữa máy lạnh và quạt gió vừa làm mát căn phòng hơn mà lại tiết kiệm điện năng nhiều hơn vì quạt gió sử dụng ít tốn điện năng hơn.
Không bật tắt máy lạnh liên tục
Khi bạn có việc ra ngoài nhưng sẽ quay lại phòng sau đó liền thì không nên tắt máy lạnh đi. Việc bạn tắt máy lạnh rồi bật lại thì máy sẽ vận hành lại từ đầu sẽ làm cho máy lạnh khởi động lại block nén, khi khởi động lại block nén sẽ tốn kém rất nhiều điện năng.