• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh SARS đang có nguy cơ quay trở lại nguy hiểm thế nào?

Bộ Y tế hôm 2/1 đã cảnh báo các trường hợp nhiễm dịch bệnh gần đây tại Vũ Hán, Trung...

Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus là một hội chứng bệnh có căn nguyên do nhiều virus gây bệnh nguy hiểm, tuy nhiên trong bài này chủ yếu trình bày bệnh SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) căn nguyên do vi rút SARS – Corona gây nên (SARS – CoV).

Chợ hải sản tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi có nhiều người mắc viêm phổi nặng thời gian vừa qua.
Chợ hải sản tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi có nhiều người mắc viêm phổi nặng thời gian vừa qua.

Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.

Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào giới tuổi bệnh nhân. Đối với người dưới 25 tuổi, tỷ lệ tử vong ít hơn 1%; giới 25-44 tuổi thì tỷ lệ tăng lên thành 6%; giới 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa.

Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong quần thể động vật và có khả năng tái phát.

Hiện nay, không có cách chữa hoặc thuốc chủng ngừa bảo vệ cho SARS. Việc xác định và phát triển các loại vắc-xin mới và thuốc để điều trị SARS là một ưu tiên cho các chính phủ và các cơ quan y tế công cộng trên toàn thế giới.

Định nghĩa bệnh SARS

Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong quần thể động vật và có khả năng tái phát.
Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong quần thể động vật và có khả năng tái phát.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS.

* Ca bệnh lâm sàng: Là bệnh viêm cấp tính nguy hiểm đường hô hấp với các tổn thương nặng ở phổi làm suy hô hấp nhanh, bệnh nhân đồng thời bị nhiễm độc các cơ quan nội tạng bởi độc tố của vi rút SARS-Corona.

- Thời gian ủ bệnh: 2-15 ngày, không biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng, giai đoạn cuối thời kỳ này có thể sốt nhẹ và viêm nhẹ đường hô hấp trên.

- Thời gian phát bệnh: Sốt cao đột ngột trên 380C đến 400C, kéo dài 5 - 15 ngày, lạnh kèm theo đau, mỏi cơ, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, biếng ăn, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy, mạch chậm, rối loạn nhịp tim.

- Khám thực thể: Phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm ở một bên hay hai bên phổi. Rung thanh, gõ đều bình thường. Lâm sàng biểu hiện viêm phổi nặng không điển hình do vi rút, với hình ảnh tổn thương phổi đặc trưng trên X quang.

- X quang phổi: Dấu hiệu ban đầu mờ, thâm nhiễm ở đáy, đỉnh hay rốn phổi, một bên hoặc cả hai bên phổi, hình ảnh đặc trưng của viêm phổi kẽ do vi rút. Các vết mờ thâm nhiễm tiến triển nhanh, thay đổi hàng giờ, do tính mãnh độc phổi của vi rút. Vì vậy cần theo dõi X quang liên tục 6 giờ/lần. Nếu thấy các hình ảnh tổn thương phổi lan nhanh thì hướng chẩn đoán lâm sàng đến nhiễm SARS.

* Ca bệnh xác định: Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh đặc trưng trên phim X quang, bệnh SARS được xác định bởi xét nghiệm di truyền sinh học phân tử RT - PCR (Real - Time - Polymerase Chain Reaction), đây là xét nghiệm tối ưu cho phát hiện sớm vật liệu di truyền của SARS - CoV.

Phân biệt SARS với các bệnh viêm phổi khác

SARS - CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là ở nhiệt độ thấp, thời tiết mát, lạnh.
SARS - CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là ở nhiệt độ thấp, thời tiết mát, lạnh.

Chẩn đoán phân biệt với các viêm phổi không điển hình khác cũng có căn nguyên là virus như:

- Rhinovirus: Viêm phổi ở trẻ em do cảm lạnh.

- Coronavirus: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản do cảm lạnh.

- RSV(vi rút hợp bào hô hấp) viêm phổi, viêm tiểu phế quản, ở trẻ em, người già bị cảm lạnh hoặc suy giảm miễn dịch.

- Vi rút cúm A: Sự khác biệt chủ yếu ở các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh.

- Vi rút cúm B: Tổn thương trên X quang nhẹ hơn so với nhiễm SARS.

- Vi rút á cúm: Xác định bằng xét nghiệm RT - PCR.

- Adenovirus: Không có mối liên quan dịch tễ học với SARS.

Tác nhân gây bệnh:

- Nguyên nhân nhiễm SARS: Vi rút SARS

- Corona (SARS - CoV) là một biến thể của Corona vi rút, thuộc họ Coronaviridae. Khi gây nên bệnh SARS, thực chất Coronavirus đã biến đổi và mang gen độc lực mạnh, đường kính hạt vi rút 70 - 120 nm. SARS - CoV có cấu trúc phân tử giống 60-70% với cấu trúc của Coronavirus kinh điển, tuy nhiên độc lực mạnh hơn rất nhiều lần, độc tố của SARS - CoV làm liệt cơ co bóp phế nang, hủy hoại mạnh tế bào đường hô hấp, gây rối loạn các men chuyển hoá và làm ngộ độc các cơ quan nội tạng.

Dịch SARS là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người, đang có nguy cơ quay trở lại.
Dịch SARS là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người, đang có nguy cơ quay trở lại.

- SARS - CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là ở nhiệt độ thấp, thời tiết mát, lạnh. Vi rút tồn tại 3 - 4 ngày trên các vật liệu thông thường như vải, gỗ, giấy... lâu hơn vài ngày trong các hạt nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Vi rút giữ nguyên độc lực trong 4 - 5 ngày ở 4 - 200C, tuy nhiên nhanh chóng mất khả năng lây nhiễm ở 560C/30 phút. Các hoá chất khử trùng thông thường và tia cực tím diệt vi rút trong 60 phút. Nhưng với đặc tính mãnh độc cao của SARS - CoV nên trong qúa trình khử trùng, tẩy uế môi trường vẫn được đặt ở mức độ cao nhất trong công tác xử lý môi trường ổ dịch.

Nguồn truyền nhiễm bệnh

- Ổ chứa: Từ động vật hoang dã: Cầy hương, cầy voi (đã được báo cáo thấy có SARS-CoV tại một số điạ điểm vùng rừng núi Quảng Đông, phía Nam Trung Hoa là nơi phát dịch đầu tiên vào 12/2002).

- Thời gian ủ bệnh: 2-15 ngày, trung bình 6-7 ngày.- Thời kỳ lây truyền: Từ khi bệnh khởi phát đến toàn phát một số ngày tới thời kỳ lui bệnh. Tuy nhiên thời gian cách ly ít nhất là 10 ngày sau khi khỏi bệnh.

Phương thức lây truyền

Bệnh nhân SARS được cách ly tại khu vực riêng ngay sau khi phát hiện.
Bệnh nhân SARS được cách ly tại khu vực riêng ngay sau khi phát hiện.

 - Lây truyền trực tiếp người - người do các giọt bắn cực nhỏ qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói, giao tiếp gần).

- Có thể qua các chất thải, dịch đờm dãi, dịch đường tiêu hoá từ bệnh nhân.

- Gián tiếp: Qua các vật dụng, tay nắm cửa, khăn lau cá nhân từ người đang mắc bệnh.

- Từ nguồn động vật hoang dã bị bệnh (chưa có chứng minh trên thực tế và thực nghiệm).

Phòng bệnh như thế nào

- Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. 

- Không dùng tay dụi mắt, ngoáy mũi và đưa vào miệng khi chưa rửa sạch. 

- Khi ho hay hắt hơi cần dùng khăn tay hoặc giấy che miệng và mũi lại. 

- Nên dùng khẩu trang (loại có màng lọc virus) thường xuyên khi đến các địa điểm công cộng như xe buýt, siêu thị, nhà sách…

- Hạn chế đi du lịch tới những nơi có tiền sử phát bệnh SARS.

Ngoài ra chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn , giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật