• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khuyến cáo người tiêu dùng khi mua kit test nhanh COVID-19

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa đưa ra một số khuyến cáo cho...

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội và các website/ứng dụng thương mại điện tử rao bán bộ kit test nhanh COVID-19 với giá từ 300.000 - 800.000 đồng, theo TTXVN.

Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo quảng cáo, các bộ kit này có kết quả nhanh, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng"… Tuy nhiên, khi hỏi hoá đơn, chứng từ thì những người này cho biết do là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ và không cần giấy tờ.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết, các bộ kit test trên chủ yếu là hàng trôi nổi, xách tay không có hóa đơn chứng từ, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

105d5094137t8778l1.jpg
Tháng trước, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua dụng cụ và tự thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

Cùng với đó, các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: thông tin về chủ sở hữu website tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.

Người dùng nếu mua online thì chỉ mua sản phẩm kit test COVID-19 ở các đơn vị là các cửa hàng thuốc có uy tín, đã được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành.

Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc sản phẩm, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành.

Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Tháng trước, Bộ Y tế đã đề nghị các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để kiểm tra, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo Bộ Y tế, trên thị trường có nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác. Người dân khi thử ra kết quả âm tính sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

PV

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật