TV giải trí gia đình tối ưu nhất sẽ hướng tới các sản phẩm TV có hỗ trợ 4K và sở hữu nhiều ứng dụng giải trí. Ngoài 2 tiêu chí trên, các chiếc TV giải trí gia đình tối ưu sẽ có mức giá khoảng 20 triệu, thiết kế sang trọng và phù hợp với nội thất trong nhà của các gia đình.
TV Vsmart 55 KE8500
Vsmart KE8500 55 inch là chiếc TV cao cấp nhất trong số 5 chiếc TV mà Vinsmart ra mắt trong năm 2020. Điểm nhấn chính là viền màn hình mỏng ở 3 cạnh, kết hợp với kích thước lên tới 55 inch nên cho trải nghiệm khá dễ chịu. Thiết kế phần chân đế cũng đề cao tính tối giản và hiệu quả khi đặt trên bàn.
Việc chạy giao diện mặc định là Android TV thuần túy cơ bản sẽ giúp người dùng sử dụng một cách trọn vẹn những gì mà Google muốn mang tới, bao gồm cả cách sắp xếp UI lẫn UX.
Mặt khác, việc tích hợp sẵn Google Assistant có thể gọi nhanh từ remote sẽ giúp tăng tiềm năng của chiếc TV này, không chỉ là thiết bị trình chiếu mà còn có thể dùng như một trung tâm để điều khiển những thiết bị thông minh khác trong nhà.
Với mức giá 16 triệu đồng, KE8500 55 inch đã bổ sung thêm một sự chọn khác cho người dùng trong phân khúc những chiếc màn hình LED tầm trung.
Samsung TU 8500
Với mức đầu tư chỉ khoảng 12 triệu, các gia đình đã có thể sở hữu cho mình chiếc TV Samsung TU 8500. Hỗ trợ nhu cầu giải trí ở mức tốt, nhiều ứng dụng, và thiết kế giản đơn mà sang trọng là các thế mạnh của TV đến từ Samsung. Sản phẩm của hãng cũng đang có những chính sách hậu mãi dành cho dịp tết Tân Sửu. Mức giá gốc của Samsung TU 8500 giờ chỉ còn khoảng hơn 10 triệu.
Tuy nhiên, điểm trừ cực lớn của Samsung TU 8500 là ở chiếc loa của nó. Khả năng chiếu các bức ảnh ở chiều rộng (high-dynamic-range imaging) của Samsung cũng vấp phải sự hạn chế. Samsung đã cố gắng khắc phục điều này. Tuy nhiên, HDR của Samsung vẫn đang là một vấn đề nan giải của thương hiệu này.
LG 55UN7290
Mức đầu tư cho chiếc TV của LG rơi vào khoảng 9-13 triệu. Đó là mức chi khá rẻ so với nhu cầu của nhiều gia đình. Chỉ với mức đầu tư “giá hạt dẻ”, nhiều gia đình có thể trang bị cho mình một chiếc TV có công nghệ giải trí ở mức tối ưu. Các ứng dụng mà LG mang đến cho người dùng gồm có: YouTube, Netflix, Trình duyệt web, …
LG còn có LG Voice Search, LG ThinQ, trợ lý ảo của Google Assistant, …
Các công nghệ trên là những trang bị công nghệ rất cơ bản của nhiều chiếc TV 4K, nhưng với mức giá quá ưu đãi của LG thì đây vẫn là một chiếc TV đáng dùng.
Sony KD-49X8000H
Sony trang bị cho chiếc TV của thương hiệu tới tận 4 cổng HDMI. Ngoài ra là 2 cổng USB, cổng LAN, và cổng âm thanh xuất/vào. Dù chỉ là một chiếc TV có mức giá dưới 20 triệu nhưng đây là một sản phẩm gần như rất hoàn hảo.
Ứng dụng của TV đến từ Sony cũng rất đa dạng: YouTube, Trình duyệt web, Netflix, Google Play, Spotify, Galaxy Play (Fim+), Clip TV, ZingTV, Nhaccuatui, VTVCab ON, FPT Play, Netflix.
Trên remote, Sony còn cái vào đó hai phím tắt thẳng đến các ứng dụng Google Play và Netflix.
Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của Sony là họ định giá sản phẩm của bản thân quá cao, gần như là cao nhất trong phân khúc. Trong khi đó, HDR của Sony thực sự cần phải nâng cấp thêm. Khả năng hỗ trợ giải trí của Sony cũng bị kém, khi nhiều nhận định phản hồi về khả năng tương thích HDMI của Sony. Một vài chiếc TV của dòng sản phẩm này mắc phải một số lỗi.
TCL 50P715
Dù là một thương hiệu đến từ Trung Quốc, TCL luôn mang đến những sản phẩm thật sự ổn định về chất lượng cho các gia đình.
Mức đầu tư khá rẻ của TCL giúp cho nhiều gia đình có thu nhập tầm trung thỏa mãn được nhu cầu giải trí của nhà mình. Những tính năng cơ bản của một chiếc TV như cổng HDMI hay cổng LAN được TCL bố trí cho sản phẩm của mình. Dù TV của TCL trang bị các công nghệ khá căn bản, nhưng kho ứng dụng của nó là một điểm nổi bật của thiết bị này.
YouTube, Netflix, Zing TV, FPT Play, Clip TV, VTVCab ON, Galaxy Play (Fim+) là các ứng dụng nổi bật của chương trình.
Nhưng một lần nữa phải khẳng định, TCL không phải sự đầu tư cho các gia đình có mức thu nhập khá. Sự thiếu ổn định trong kết nối wifi và thiếu các cổng kết nối là điều khiến cho TCL bị mất điểm rất nặng.
Casper 55UG6000
Casper đi sau, nhưng Casper giờ lại đang đi tắt và đón đầu. Họ không phải một thương hiệu TV có tiếng lâu đời, nhưng Casper tiếp thu công nghệ rất nhanh và tạo ra một chiếc TV gia đình khá tốt. Có tới 3 cổng HDMI, 2 cổng USB và một kho ứng dụng lớn, Casper mang đến cho các gia đình một sản phẩm giải trí chất lượng.
Mức giá chỉ khoảng 10 triệu là điều khiến Casper ghi điểm trong lòng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sản phẩm của Thái Lan bị đánh giá thấp về độ bền. Ngoài ra, mức tiêu thụ điện năng cao hơn so với lời quảng cáo là điểm trừ khác của Casper. Nói gì nói, thiết kế thu hút của Capser và mức giá “dễ thương” của nó sẽ giúp cho nhiều gia đình có một lựa chọn giải trí tối ưu mà tiết kiệm.