• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

S&P nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam lên Tích cực

Sau khi Moody’s và Fitch nâng triển vọng lên tích cực, ngày 21/5 đến lượt tổ chức xếp hạng...

Cụ thể, theo thông báo của S&P, tổ chức này giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ ‘”Ổn định” lên “Tích cực””.

S&P dựa trên các thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam và quá trình thúc đẩy cải cách ngay từ khâu hoạch định chính sách, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 liên tục gây tác động đến kinh tế - xã hội.

tin-nhiem.jpg
Thành công trong thực hiện mục tiêu kép (vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế), từ cuối năm 2019 đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực.

S&P đánh giá, mức tăng trưởng GDP năm 2020 thuộc nhóm cao nhất trên toàn cầu, và Việt Nam hoàn toàn có đủ cơ sở để tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng vững chắc trong một vài năm tới.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà các giải pháp của chính phủ để khống chế dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao. Việt Nam cũng đang nắm giữ vị thế hàng đầu trong các điểm đến Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc.

Mặt khác, kết quả tài khóa, nợ công tiếp tục giữ vững tính hiệu quả và linh hoạt, góp phần hỗ trợ kiểm soát đại dịch của Việt Nam cũng được S&P đánh giá rất cao.

Như vậy, từ cuối năm 2019 đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực.

Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đã gây bất ổn về xã hội, suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong năm 2020, đã có 124 lượt hạ bậc và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới. Tính đến ngày 21/5/2021, đã có 16 quốc gia bị hạ bậc trên toàn thế giới từ kết quả đánh giá của ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn toàn cầu là Moody’s, S&P và Fitch.

Hiện Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách thể chế song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 để tiếp tục tạo nền tảng vững chắc thực hiện các mục tiêu trung, dài hạn của đất nước và nâng cao vị thế tín nhiệm quốc gia.

.

Đ.Khải

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật