1. Blog là gì?
Blog (từ rút gọn của weblog) là một bài viết trực tuyến hoặc trang web chia sẻ thông tin. Các bài blog hiển thị theo thứ tự thời gian đảo ngược, với các bài đăng mới nhất xuất hiện đầu tiên. Đây là nơi một tác giả hoặc thậm chí một nhóm các tác giả chia sẻ quan điểm của họ về một chủ đề riêng lẻ.
2. Blog dùng để làm gì?
Có nhiều lý do để bắt đầu một blog cá nhân và chỉ một số ít những người đủ cứng tay mới có thể viết blog để kinh doanh. Viết blog cho doanh nghiệp, dự án hoặc bất kỳ thứ gì khác đều có thể mang lại tiền cho bạn nhưng tất cả đều nhằm môt mục đích rất đơn giản.
Dưới đây, là một số ví dụ cụ thể về mục đích viết blog:
+ Bạn có đam mê về một chủ đề và muốn chia sẽ nó cho cộng đồng.
+ Bạn đang làm một dự án học thuật, ví dụ như hiệu quả của việc kiểm tra giấc ngủ và muốn lưu thông tin quá trình này.
+ Bạn đang vận hành một việc kinh doanh và cần nó giúp để bán sản phẩm tốt hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng cách giải thích thêm cho sản phẩm.
+ Bạn đang muốn biến blog thành một công cụ kiếm tiền.
Giống như một website tin tức hay một trang nhận ký, nó có cấu trúc riêng. Tùy vào loại blog thì cấu trúc sẽ khác nhau, nhưng vẫn có tiêu chuẩn chung mà nhìn vào bạn sẽ biết ngay đó là blog.
3. Blog khác gì so với Website
Nhiều người suy nghĩ rằng blog không khác gì so với website, vậy suy nghĩ này có đúng hay không? Ở thời điểm hiện tại, việc phân biệt blog với website trở nên khá phức tạp.
Vì có nhiều doanh nghiệp tích hợp thẳng blog vào website, và họ thường xuyên cập nhật tin tức lên đó.
+ Thông thường website sẽ là nội dung tĩnh giới thiệu về doanh nghiệp, các thông tin liên hệ, các sản phẩm của họ.
+ Còn blog có tần suất lên bài thường xuyên. Tuỳ vào mỗi người, tùy vào mục đích, tần suất lên bài trên blog sẽ là hằng ngày, hằng tuần hay hằng tháng.
Việc đọc lướt nội dung là điều không tránh khỏi trong quá trình sáng tạo blog. Mặc dù chúng ta có thể cải thiện chất lượng bài viết rất nhiều. Tuy nhiên khó có thể “khắc phục” việc đọc lướt và khiến mọi người đọc từng từ. Thay vào đó, chúng ta nên hướng tới việc phục vụ cho cả những người đọc lướt và những người không đọc.
(Nguồn: Tổng hợp)