• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tinh tinh lần đầu tiên được ghi nhận đang sử dụng một chiến thuật quân sự lâu đời của con người: Điều gì đã xảy ra?

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi nhận việc tinh tinh sử dụng chiến thuật quân sự lâu đời...

Trong những khu rừng ở Tây Phi, các nhà nghiên cứu phát hiện các đàn tinh tinh sinh sống tại nơi này đang thực hiện một hành vi chưa từng được ghi nhận trước đây. Theo đó, một số con tinh tinh sẽ di chuyển lên vùng đất cao (như đồi, núi) để có tầm nhìn tốt hơn và thu thập thông tin về các đàn tinh tinh đối thủ trong khu vực. Sau đó, chúng sẽ sử dụng "thông tin trinh sát" này để quyết định đánh giá rủi ro của các bước hành động tiếp theo, đơn như như hành động tiến vào lãnh thổ đối phương nếu phát hiện kẻ thù ở xa hoặc bị áp đảo về quân số.

Trên thực tế, đây cũng chính là một chiến thuật quân sự lâu đời thường được con người sử dụng trong bất kì cuộc xung đột hay chiến tranh nào. Chiến thuật này hiệu quả khi kẻ địch ở gần đến nỗi Tôn Tử đã khuyên dùng trong Binh pháp: “Ai chiếm được thế đất cao sẽ có lợi thế”. Đáng nói, chưa hề có bất kì báo cáo nào trước đây về việc tinh tinh cũng sử dụng kiểu chiến thuật này, cho thấy loài linh trưởng này đang có sự tiến hóa về hành vi.

Sử dụng chiến thuật của con người để giành lợi thế trong việc tranh giành lãnh thổ

Được biết, hành vi nói trên đã được ghi lại tại Công viên Quốc gia Taï ở Côte d'Ivoire trong một công trình nghiên cứu kéo dài ba năm của Đại học Cambridge và Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck.

  Tinh tinh có thể hung dữ và bạo lực với nhau như con người

Tinh tinh có thể hung dữ và bạo lực với nhau như con người

Nhóm đã thu thập dữ liệu GPS và hơn 21.000 giờ nhật ký theo dõi của hai nhóm tinh tinh Tây Phi, với mỗi nhóm gồm 30 đến 40 cá thể trưởng thành. Cả hai nhóm có lãnh thổ riêng biệt, khoảng 5km x 7km, nhưng có sự chồng lần với nhau. Trong quá trình cố gắng mở rộng địa bàn do mình kiểm soát, hàng loạt cuộc đụng độ giữa hai đàn tinh tinh đã diễn ra. Quan sát của nhà nghiên cứu cho thấy, hai nhóm tinh tinh thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra để khẳng định lại ranh giới lãnh thổ của chúng, vốn được xác định một cách lỏng lẻo.

Đích đến chính của những cuộc tuần tra này thường là những nơi có địa thế cao, nằm gần ranh giới lãnh thổ của 2 đàn tinh tinh – nơi thường xảy ra các cuộc xung đột. Tuy nhiên, chúng có xu hướng tránh những nơi cao này khi trở về lãnh thổ của mình, khi thường lựa chọn con đường dễ dàng và bằng phẳng hơn. 

“Các cuộc tuần tra thường được tiến hành theo từng nhóm nhỏ, khi các con tinh tinh di chuyển gần nhau và chủ động hạn chế tiếng ồn nhất có thể. Với tư cách là người quan sát, bạn có cảm giác rằng việc tuần tra đã bắt đầu. Chúng di chuyển và dừng lại cùng một lúc, giống như một cuộc đi săn”, Tiến sĩ Sylvain Lemoine, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nhân chủng học sinh học tại Khoa Khảo cổ học của Đại học Cambridge, cho biết trong một tuyên bố.

Những bước di chuyển tiếp theo của đàn tinh tinh dường như được quyết định bởi thông tin chúng thu thập được từ đỉnh đồi. Chẳng hạn, khả năng tiến vào vào lãnh thổ đối phương sẽ tăng dần theo khoảng cách và số lượng tinh tinh ‘địch’ được phát hiện. Nếu nhóm kia ở xa hoặc đông hơn, tinh tinh có xu hướng tiến vào lãnh thổ đối thủ. Nhưng nếu tinh tinh đối thủ ở gần hoặc có mặt đông đảo, “đơn vị trinh sát” sẽ rút lui.

  Một nhóm các con tinh tinh thực hiện nhiệm vụ trinh sát khi lắng nghe âm thanh của các nhóm đối thủ trong công viên quốc gia Taï ở Bờ Biển Ngà

Một nhóm các con tinh tinh thực hiện nhiệm vụ trinh sát khi lắng nghe âm thanh của các nhóm đối thủ trong công viên quốc gia Taï ở Bờ Biển Ngà

Chẳng hạn, khi những con tinh tinh thuộc đàn đối thủ được phát hiện ở khoảng cách gần (ví dự như khoảng 500m so với ranh giới lãnh thổ), tỷ lệ tiến vào lãnh thổ đối phương chỉ dừng lại ở con số 40%. Điều này có nghĩa, tinh tinh có xu hướng rút lui một cách thận trọng, thay vì ‘tấn công’ một cách bừa bãi và có thể dẫn tới thiệt hại không cần thiết. Tuy nhiên, khi phát hiện đàn tinh tinh tinh đối thủ xuất hiện cách xa ranh giới 1000m hay thậm chí 3000m, khả năng (hay số lần) tiến vào lãnh thổ đối phương đã tăng lên lần lượt 50% và 60%.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hành vi này không chỉ thể hiện khả năng nhận thức của những họ hàng gần gũi nhất còn sống của chúng ta. Thêm vào đó, nó cho thấy những cuộc xung đột giữa hai đàn tinh tinh có thể làm nổi bật nguồn gốc của chiến tranh giữa con người. 

“Chiến thuật hay chiến lược quân sự được coi là động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa của loài người”, tiến sĩ Lemoine giải thích.

Ông nói thêm: “Hành vi này của tinh tinh đòi hỏi khả năng nhận thức phức tạp, vốn sẽ giúp bảo vệ hoặc mở rộng lãnh thổ của chúng. Bản thân hành vi sẽ được ưu ái bởi chọn lọc tự nhiên”.

“Việc khai thác cảnh quan và địa hình để kiểm soát lãnh thổ đã có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử tiến hóa của chúng ta. Với riêng cách sử dụng chiến lược giống như chiến tranh này của tinh tinh, có lẽ chúng ta đang nhìn thấy dấu vết của cuộc chiến tranh sơ khai có quy mô nhỏ, vốn có lẽ đã tồn tại trong các quần thể săn bắn hái lượm thời tiền sử”, tiến sĩ Lemoine cho biết.

Tham khảo IFL Science

Anh Việt

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật