• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lịch thiên văn tháng 4/2020: Mưa sao băng xuất hiện vào giữa tháng, cực điểm vào ngày 22

Thiên văn tháng 4/2020 cho thấy đây cũng là lần thứ ba trong bốn lần siêu của năm 2020. Mặt...

1. Ngày 8/4 – Trăng tròn, Siêu trăng

Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và bề mặt hướng về Trái Đất của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này diễn ra lúc 09:35.

Các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi lần trăng tròn này là Trăng Hồng (Full Pink Moon) bới nó đánh dấu sự xuất hiện của loài cỏ rêu màu hồng, hay loài giáp trúc đào dại, một trong những loài hoa đầu tiên của mùa xuân. Lần trăng này còn được gọi là Trăng Mầm cỏ (Sprouting Grass Moon), Trăng Lớn dần (Growing Moon), Trăng Trứng (Egg Moon). Nhiều bộ tộc vùng biển gọi đây là Trăng Cá (Full Fish Moon) bởi lúc này là thời điểm cá trích bơi ngược dòng để sinh sản.

Đây cũng là lần thứ ba trong bốn lần siêu của năm 2020. Mặt Trăng sẽ ở vị trí rất gần Trái Đất và nhìn có thể to và sáng hơn bình thường một chút.

2. Ngày 22, 23/4 – Mưa sao băng Lyrids

Lyrids là một mưa sao băng trung bình, thường đạt khoảng 20 sao băng một giờ tại cực điểm. Trận mưa sao băng này hình thành từ các hạt bụi còn sót lại của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiện năm 1861. Mưa sao băng Lyrids thường xuất hiện từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 4 hàng năm. Cực điểm năm nay diễn ra vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23.

Đôi khi có những vệt sao băng sáng có đuôi dài xuất hiện trong vài giây ở trận mưa sao băng này. Mặt Trăng đang gần ở pha trăng mới sẽ đảm bảo một bầu trời tối, rất tuyệt vời để quan sát mưa sao băng. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại một địa điểm tối.

Sao băng có xu hướng tỏa ra từ phía chòm sao Lyra (Thiên Cầm), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu trên bầu trời.

Lịch thiên văn tháng 4/2020: Mưa sao băng xuất hiện vào giữa tháng, cực điểm vào ngày 22

3. Ngày 23/4 – Trăng mới

Mặt Trăng sẽ nằm cùng phía với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm. Pha này diễn ra vào 09:27.

Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các thiên thể mờ như các thiên hà và các cụm sao bởi không có ánh trăng cản trở.

(*) Lưu ý: Thời gian sử dụng trong bài viết đã được quy đổi ra giờ Việt Nam

 Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)

MỘC MIÊN [t/h]

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật