• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cuộc đời phi thường của nhà hoạt động được ông Biden nhắc tới

Ella Baker là người đi đầu trong phong trào hoạt động vì nhân quyền và quyền dân sự. Cuộc...

Theo tờ Vox, ông Biden mở đầu bài phát biểu bằng trích dẫn câu nói của bà Baker: “Ella Baker, người phi thường trong phong trào quyền dân sự, đã để lại câu nói thông thái này: Hãy cho người dân ánh sáng và họ sẽ tìm ra đường. Hãy cho người dân ánh sáng. Đây là những lời cho thời đại chúng ta. Vị tổng thống hiện tại đã khiến nước Mỹ chìm trong bóng tối quá lâu rồi… Nếu các bạn tin tưởng tôi ở cương vị tổng thống, tôi sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất, không phải những điều tồi tệ nhất. Tôi sẽ là đồng minh của ánh sáng, không phải của bóng tối”.

Bà Ella Baker năm 1941 khi bà là một đại diện của NAACP. Ảnh: Getty Images
Bà Ella Baker năm 1941 khi bà là một đại diện của NAACP. Ảnh: Getty Images

Trong phần kết bài phát biểu, ông Biden lặp lại lời của bà Baker, rằng: “Tình yêu mạnh mẽ hơn thù hận. Hy vọng mạnh hơn nỗi sợ. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối”, và sau đó kêu gọi tình yêu, yêu vọng và ánh sáng trong cuộc chiến đấu tranh vì linh hồn nước Mỹ.

Vậy Ella Baker là ai và có đóng góp gì cho phong trào dân sự, nhân quyền ở Mỹ? 

Trong phần kết bài phát biểu, ông Biden lặp lại lời của bà Baker, rằng: “Tình yêu mạnh mẽ hơn thù hận. Hy vọng mạnh hơn nỗi sợ. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối”, và sau đó kêu gọi tình yêu, yêu vọng và ánh sáng trong cuộc chiến đấu tranh vì linh hồn nước Mỹ.

Bà Ella Baker sinh ra ở Norfolk, bang Virginia năm 1903. Hồi nhỏ, cô bé Ella thường được bà, một nô lệ, kể chuyện về cuộc đời nô lệ. Những câu chuyện đã khơi dậy cảm hứng cho cô gái nhỏ khao khát đấu tranh vì công lý.

Ella Baker tốt nghiệp trường Đại học Shaw năm 1927 và chuyển tới thành phố New York, nơi bà bắt đầu làm nhà hoạt động. Bà nhận thấy công bằng kinh tế chính là một phần quan trọng trong đấu tranh vì tự do nói chung và vì người Mỹ da đen nói riêng. Bà nói: “Mọi người không thể tự do cho tới khi có đủ việc làm ở mảnh đất này để ai cũng có công việc”.

Năm 1932, bà Baker tham gia và sau đó không lâu đã trở thành giám đốc quốc gia của Liên đoàn Hợp tác Thanh niên da đen thành lập năm 1931 tại đỉnh điểm Đại Suy thoái. Mục tiêu của liên đoàn là tìm kiếm sức mạnh kinh tế cho người da đen thông qua các mạng lưới tập thể.

Cuối những năm 1930, bà Baker làm việc tại Hiệp hội Quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) và năm 1940, bà trở thành thư ký của tổ chức này, chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyển mộ, gây quỹ, tổ chức, đặc biệt là ở miền nam. Năm 1943, bà trở thành giám đốc của các chi nhánh NAACP và là người phụ nữ giữ chức vụ cao nhất trong tổ chức.

Quá trình hoạt động và mạng lưới của bà Baker ở miền nam sau này sẽ trở thành nền tảng để bà tin rằng vai trò lãnh đạo và sự thay đổi bắt đầu từ tầng lớp nhân dân. Bà ủng hộ các thành viên bình thường, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, tham gia vào quá trình ra quyết định của tổ chức. Bà Baker rời vị trí toàn thời gian tại NAACP năm 1946, sau đó tham gia chi nhánh ở New York với tư cách tình nguyện viên. Năm 1952, bà trở thành chủ tịch chi nhánh này.

Năm 1956, bà Baker đồng sáng lập tổ chức In Friendship, tổ chức chuyên hỗ trợ các nhà hoạt động thường dân bị trả đũa về mặt kinh tế khi đấu tranh phản đối luật Jim Crow ở miền nam. Năm 1957, bà chuyển tới Atlanta và hỗ trợ nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King tổ chức Hội nghị Lãnh đạo Thiên chúa giáo miền nam (SCLC). Bà trở thành thành viên quan trọng các chiến dịch đăng ký cử tri của tổ chức và trong nhiều hoạt động khác.

Thành viên SNCC năm 1964. ẢNh: Getty Images
Thành viên SNCC năm 1964. ẢNh: Getty Images

Tuy nhiên, bà Baker rời SCLC năm 1960 sau sự kiện bốn sinh viên da đen biểu tình ngồi. Bà giận dữ khi chứng kiến thói quan liêu của SCLC, kể cả phong thái lãnh đạo của Martin Luther King. Bà cho rằng SCLC dựa dẫm vào sự nổi tiếng của ông King và cho rằng đó là kiểu “tôn sùng anh hùng”. Trong cuốn sách “Ella Baker và phong trào tự do của người da đen”, sử gia Barbara Ransby viết: “Trong mắt bà Baker, ông King chưa đồng cảm đủ với những người mà ông muốn dẫn dắt. Ông không đặt mình giữa họ mà ở cao hơn họ”.

Bà Baker nhận thấy các nhà hoạt động sinh viên, dù trẻ nhưng dũng cảm, là tài sản của phong trào vĩ đại hơn. Tháng 4/1960, bà tổ chức cuộc họp ở Đại học Shaw dành cho sinh viên dẫn dắt các cuộc biểu tình ngồi. Sau cuộc họp, Ủy ban Điều phối Phi bạo lực Sinh viên (SNCC) ra đời.

SNCC trở thành một phần không thể thiếu của phong trào quyền dân sự. Các thành viên hỗ trợ tổ chức phong trào Freedom Rides năm 1961, trong đó người dân phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc tại các điểm dừng xe buýt. Năm 1964, các nhà hoạt động SNCC hỗ trợ tổ chức phong trào Freedom Summer, đợt vận động đăng ký cử tri ở Mississippi nhằm biến vấn đề phân biệt chủng tộc ở bang này thành mối quan tâm tầm quốc gia. Nguyên tắc cơ bản của SNCC là hành động trực tiếp phi bạo lực và đã thu được kết quả mạnh mẽ.

Năm 1964, bà Baker đã hỗ trợ thành lập Đảng Dân chủ Tự do Mississippi (MFDP) nhằm thách thức Đảng Dân chủ Mississippi toàn người da trắng và quan điểm ủng hộ phân biệt chủng tộc của đảng này. Họ có chương trình nghị sự gồm ba điểm chính: thúc đẩy đảng Dân chủ phản đối bầu cử sơ bộ toàn người da trắng, bảo vệ quyền bỏ phiếu của người Mỹ da đen và ủng hộ người miền nam da đen nghèo khó.

Bà Ella Baker phát biểu tại họp báo ngày 3/1/1968. Ảnh: AP
Bà Ella Baker phát biểu tại họp báo ngày 3/1/1968. Ảnh: AP

MFDP đã cử đoàn đại biểu tới đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ năm 1964 và sự hiện diện của họ đã buộc đảng Dân chủ phải đối mặt với di sản phân biệt chủng tộc của chính mình. Sự hiện diện của MFDP đã góp phần thay đổi luật lệ trong tương lai, cho phép phụ nữ và người thiểu số trở thành đại biểu tại đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, tạo nền tảng cho Đạo luật Quyền bỏ phiếu.

Trong những năm 1960, bà Baker cũng làm việc tại Quỹ Giáo dục Hội nghị miền Nam, nhằm hỗ trợ giáo dục người da trắng miền nam về nạn phân biệt chủng tộc và thúc đẩy để người da đen và da trắng cùng phối hợp vì công bằng xã hội và chủng tộc.

Bà Baker trở lại thành phố New York năm 1967 và sống tại đây cho tới khi qua đời năm 1986. Bà đã dành suốt quãng đời còn lại để làm nhà hoạt động, ủng hộ xã hội chủ nghĩa, phóng thích nhà hoạt động Angela Davis, độc lập của Puerto Rica, phong trào chống phân biệt chủng tộc và quyền phụ nữ.

Trong những năm sau khi qua đời, bà Baker được vinh danh theo nhiều cách. Bà là chủ đề của nhiều cuốn tiểu sử. Năm 2009, bà xuất hiện trên tem bưu chính nhưng tên tuổi của bà không quen thuộc với nhiều người Mỹ như ông King hoặc các lãnh đạo phong trào quyền dân sự khác cùng thời.

Sử gia Ransby viết trên tờ New York Times đầu năm 2020: “Bà Baker là chiến lược gia, nhà tổ chức và là người khai sinh phong trào hoạt động. Sự nhạy bén chính trị, phong thái lãnh đạo khiêm nhường và tầm nhìn chính trị sắc bén của bà đã trở thành huyền thoại.

Dù không mấy người biết tới tên bà Baker nhưng việc ông Biden đã trích dẫn lời bà, coi đó là ánh sáng dẫn đường cho chiến dịch tranh cử, là điều quan trọng với những người hiểu lịch sử nước Mỹ và di sản của bà Baker.

Thùy Dương

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật