• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những người phụ nữ ngâm mình dưới bùn lầy, săn sản vật ở rừng ngập mặn Ninh Bình

Đây đều là những sản vật trù phú được “mẹ thiên nhiên” ban tặng cho khu rừng ngập...

Từ tờ mờ sáng, những người phụ nữ vốn quen với đồng ruộng lại í ới gọi nhau tới khu rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) mưu sinh. Họ mang theo cơm ăn, nước uống cầm hơi cho một ngày dài ngâm mình dưới nước và lớp bùn lầy đặc quánh.

Khu rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn có diện tích hơn 614 ha, là môi trường sinh sống của các loại cây bần chua, sú, vẹt. Nhiều cây cao tới 3 - 4m, cành lá xanh tốt, nhìn từ xa giống “lá phổi xanh” mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng cho vùng đất này.

  Khu rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) trông từ xa như “lá phổi xanh” mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng.

Khu rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) trông từ xa như “lá phổi xanh” mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng.

Ẩn sâu trong những tán rừng tươi tốt và dưới lớp bùn lầy đặc quánh của khu rừng là nguồn sản vật trù phú, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm hộ dân ở Ninh Bình và vùng lân cận Thanh Hóa.

Dầm mình mưu sinh trong rừng ngập mặn

Thời điểm mưu sinh ở rừng ngập mặn Kim Sơn thường vào sáng sớm, khi thủy triều đã rút, chỉ còn trơ lại lớp bùn lầy đặc quánh. Những người phụ nữ mang theo đồ nghề gồm xô, bao tải hoặc túi lưới, lội bùn lầy tìm bắt ngao đất, cua, cáy,...

Mùa săn bắt ngao đất ở khu rừng ngập mặn bắt đầu từ tháng 6 âm lịch và kéo dài đến hết năm. Vì vậy, những người phụ nữ ở Thanh Hóa, Ninh Bình tranh thủ mò bắt, cải thiện cuộc sống gia đình.

Nghề đào bắt ngao đất trong rừng ngập mặn đòi hỏi kinh nghiệm, cùng sự khéo léo nên chủ yếu là phụ nữ tham gia. Dùng tay xắn những lớp bùn lầy để tìm sản vật mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng, đôi khi họ cũng quơ phải mảnh sành, vật nhọn hoặc vỏ hàu, vỏ ốc gây rách da, tứa máu.

  Khi thủy triều rút, những người phụ nữ Thanh Hóa, Ninh Bình vội tới khu rừng ngập mặn để mưu sinh. Họ ngâm mình dưới nước và bùn lầy để bắt ngao, cua và hàu biển... Đây đều là sản vật trù phú của khu rừng.

Khi thủy triều rút, những người phụ nữ Thanh Hóa, Ninh Bình vội tới khu rừng ngập mặn để mưu sinh. Họ ngâm mình dưới nước và bùn lầy để bắt ngao, cua và hàu biển... Đây đều là sản vật trù phú của khu rừng.

Lặn lội chạy xe máy hơn 20km từ xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa về khu rừng ngập mặn Kim Sơn mưu sinh, chị Nguyễn Thị Thanh tâm sự: “Nghề đào bắt ngao đất không phải đầu tư vốn, dụng cụ hành nghề thô sơ nhưng phải có sức khỏe dẻo dai, chịu được mưa nắng. Chịu khó ngâm mình dưới nước và bùn lầy, mỗi ngày cũng kiếm được nửa triệu, cải thiện cuộc sống, nuôi con học hành”.

Theo lời kể của người phụ nữ Thanh Hóa, hôm may mắn có thể bỏ túi cả triệu đồng. Ngoài đào bắt ngao đất, chị Thanh còn tranh thủ bắt thêm cua, cáy và hàu biển,...

Sau hơn 5 giờ cặm cụi trong khu rừng ngập mặn, nhóm chị Thanh vác những bao ngao nặng trĩu, bì bõm lội bùn thoát khỏi khu rừng. Họ mang ngao ra con mương sục rửa cho sạch bùn lầy. Công việc xong xuôi đâu ra đấy, họ tranh thủ ăn cơm trưa và nghỉ ngơi trước khi quay lại khu rừng.

Sản vật trù phú ở khu rừng ngập mặn

Sau một ngày ngâm mình dưới nước cùng lớp bùn lầy ở rừng ngập mặn Kim Sơn, nhóm chị Thanh hối hả lên bờ. Bộ trang phục mặc trên người ướt sũng, lấm lem đầy bùn đất. Bù lại, họ rất phấn khởi với “chiến lợi phẩm” thu được sau một ngày khó nhọc.

Sau khi rửa sạch bùn đất, những con ngao đất béo múp nằm im trong bao tải chờ thương lái đến thu mua.

  Ngao sau khi rửa sạch sẽ được thương lái thu mua tận bờ. Bao ngao nặng trĩu - “chiến lợi phẩm” sau cả ngày dài khó nhọc của những người phụ nữ làng biển.

Ngao sau khi rửa sạch sẽ được thương lái thu mua tận bờ. Bao ngao nặng trĩu - “chiến lợi phẩm” sau cả ngày dài khó nhọc của những người phụ nữ làng biển.

Theo lời những người phụ nữ này, hiện giá ngao đất trên thị trường dao động khoảng 10.000 đồng/kg. Với số lượng ngao khoảng 50kg thu được sau cả ngày dài cặm cụi mưu sinh, chị Thanh phấn khởi bỏ túi khoảng 500.000 đồng.

Không chỉ có sản vật trù phú, khu rừng ngập mặn Kim Sơn còn có vai trò như “bức tường xanh” bảo vệ dân làng mỗi mùa mưa bão về. Vì vậy, hàng năm chính quyền và nhân dân địa phương luôn chủ động trồng thêm các loại cây sú, vẹt,... để ngăn sóng và gió biển xâm lấn vào đất liền.

Nhật Minh/Phụ nữ Việt Nam

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật