Trước tình hình diễn biến của dịch Covid-19, nhiều người hạn chế, thậm chí không ra khỏi nhà, không đến nơi công cộng dẫn đến nhiều cửa hàng , quán sá ... tại khu vực đường Đồng Khởi , trục đường nhộn nhịp, sầm uất bậc nhất Sài Gòn rơi vào cảnh đìu hiu, ế ẩm.
Ghi nhận thực tế vào sáng ngày 14/2, nhiều cửa hàng lưu niệm, shop quần áo, quán xá... tại đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM lượng khách sụt giảm rõ rệt. Thậm chí có nơi còn đóng cửa, không thông báo ngày hoạt động trở lại.
|
Góc đường Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi thông thoáng, ít xe cộ qua lại, không còn cảnh đông đúc, kẹt xe. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cafe... ở TP.HCM lâm vào cảnh ế khách vì dịch bệnh virus corona . (Ảnh: Tri Thức) |
|
Góc đường Đông Du - Đồng Khởi vắng hoe, thỉnh thoảng chỉ có vài khách bộ hành trên đường. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Đường phố thông thoáng đến mức 2 chiếc xe hơi cùng chiều dễ dàng di chuyển. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Loạt cửa hàng thời trang, quầy lưu niệm, quán sá... sụt giảm doanh thu vì dịch bệnh corona hoành hành. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Do ảnh hưởng dịch corona , lượng khách hàng đến trục đường Đồng Khởi tham quan, mua sắm vắng hơn bình thường rất nhiều. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Không rõ chủ cửa hàng còn nghỉ Tết hay chỉ kinh doanh vào buổi tối nhưng hiện tượng đóng cửa hàng loạt như thế này thật hiếm thấy. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Trái với khung cảnh nhộn nhịp của một trục đường nhộn nhịp, sầm uất bậc nhất Sài Gòn, lượng xe cô lưu thông vắng vẻ đến mức lạ thường. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Theo quan sát, nhiều quán ăn, shop thời trang… gần như không có một bóng khách. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Dịch corona bùng phát khiến nhiều điểm kinh doanh rơi vào tình cảnh vắng khách chưa từng có. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Các cửa hàng trên đường Đồng Khởi mua bán đìu hiu, nhân viên ngoài cửa hàng ngồi bấm điện thoại giết thời gian. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Chỉ vài người trong cửa hàng thời trang thường ngày vốn tấp nập khách ra vào, tham quan mua sắm. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Hai vị khách hiếm hoi ghé vào một cửa hàng thời trang trên đường Đồng Khởi. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Một cửa hàng bán túi xách trên đường Đồng Khởi. Trước khi công bố dịch, đường Đồng Khởi vẫn sầm uất, nhiều du khách. Nay, nhiều cửa hàng quán chỉ có người bán, nhân viên nhìn nhau. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Nhiều cửa hàng rơi vào tình trạng chỉ thấy nhân viên, không thấy khách. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Lượng khách tham quan và mua sắm sụt giảm rõ rệt nên nhiều người bán hàng ở đây đành buôn chuyện phiếm thay vì tất bật chào mời, phục vụ khách như trước đây. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Nhân viên điều hành xe của công ty vận tải Mai Linh ngày thường luôn tất bật, nay chỉ nhìn đường xá, xe cộ lác đác qua lại. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Trước khi công bố dịch, đường Đồng Khởi vẫn sầm uất, nhiều du khách. Hiện tại đường phố vắng hoe, ảm đạm. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Nhân viên bảo vệ một cửa hàng có thời gian để lướt điện thoại, cảnh tượng hiếm thấy so với ngày thường. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Quang cảnh trước khách sạn Bông Sen Sài Gòn, hầu như không có khách qua lại. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Các quán kinh doanh đồ uống bình thường rất đông nhưng nay cũng ế ẩm. Nhân viên quán luôn đeo khẩu trang khi làm việc. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Những vị khách hiếm hoi tại quán. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Nhiều cửa hàng hầu như không có khách ra vào đông đúc như thường lệ. (Ảnh: Tri Thức) |
|
Không khí ảm đạm của dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến các ngành dịch vụ, thương mại, sản xuất, giao thông... (Ảnh: Tri Thức) |
|
Theo cập nhật đến 11h ngày 14/2, trên toàn thế giới có 64.434 ca mắc bệnh do virus covid-19, 1.383 ca tử vong. Tại Việt Nam có 16 ca nhiễm bệnh, trong đó 5 ca đã được chữa khỏi. (Ảnh: Tri Thức) |