• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Lê Thái Hà (34 tuổi) là nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam được xướng tên trong danh sách...

Tiến sĩ Lê Thái Hà là nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất năm 2022. Cô xếp hạng 49.666, tăng hơn 24.000 bậc so với bảng xếp hạng năm 2021.

Tiến sĩ Lê Thái Hà hiện là Giám đốc điều hành Giải thưởng VinFuture, Quỹ VinFuture. Trước đó, nữ tiến sĩ này là Giám đốc Nghiên cứu và giảng viên cao cấp của Trường Quản lý và chính sách công Fulbright, Trường ĐH Fulbright Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Thái Hà 
Tiến sĩ Lê Thái Hà 

Trước khi gia nhập Đại học Fulbright Việt Nam, TS Thái Hà đảm nhiệm vị trí giảng viên cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam trong 7 năm.

Năm 24 tuổi, Lê Thái Hà đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ chỉ trong vòng 2 năm, với điểm PhD CGPA là 4.92/5 (cao nhất khóa), đây là điều chưa từng có tiền lệ tại ĐH Công nghệ Nanyang.

Tính đến hiện nay, tiến sĩ Lê Thái Hà đã công bố tổng cộng gần 70 bài báo nghiên cứu khoa học trên khắp các tạp chí học thuật quốc tế uy tín. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Lê Thái Hà là Kinh tế năng lượng, Kinh tế môi trường và Kinh tế ứng dụng.

Cô nhận được nhiều tài trợ uy tín như Tài trợ Phát triển và Thương mại Thái Bình Dương (PAFTAD) cho Học giả trẻ năm 2013, tài trợ “Public Diplomacy Federal Assistance Awards” của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM năm 2018, tài trợ từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) cho nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn năm 2019 với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu.

Tiến sĩ Lê Thái Hà đã tư vấn cho Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (Trụ sở chính), Viện ADB (ADBI) và Viện Nghiên cứu kinh tế cho ASEAN và Đông Á (ERIA). Cô cũng đảm nhiệm vai trò biên tập cho một số tạp chí khoa học quốc tế uy tín, như Phó Tổng Biên tập Tạp chí Journal of Economic Development, được tài trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc (NRF), thành viên Hội đồng Biên tập cho Springer New Monograph Series, New Frontiers in Regional Science: Asian Perspectives (Springer Nature) và Tạp chí Singapore Economic Review, những tạp chí kinh tế uy tín và lâu đời nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương...

Khi được hỏi làm thế nào để có thể dành thời gian cho nghiên cứu khoa học cũng như lo chu toàn cho gia đình, cô cho biết đó là sắp xếp mọi thứ theo trật tự và phân chia công việc theo thời gian dành riêng. Nếu biết sắp xếp mọi thứ hợp lý thì có thể cùng lúc làm được nhiều việc. Ngoài ra, cô may mắn khi có sự ủng hộ tuyệt đối của chồng, bố mẹ và gia đình cũng như nơi làm việc. Nhờ vậy mà cô có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu khoa học. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật