Sự kiện văn hóa dân gian độc đáo này do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội tổ chức trong 2 ngày 10 và 11.11.2023. Ngay từ đầu, đã thu hút đông đảo người tham dự.
Sự kiện do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội tổ chức trong 2 ngày 10 và 11.11.2023 |
Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 -2030” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.
|
Sự kiện giới thiệu giá trị văn hóa đặc sắc của kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) ở xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) và dân tộc Mông ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Qua đó, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa, tập tục tốt đẹp của đồng bào bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển bền vững cộng của đồng dân tộc, trong đó có các hoạt động du lịch các vùng bản địa.
Tại sự kiện, có một số hoạt động: Giao lưu, trò chuyện với các chị em phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) và chị em dân tộc Mông của 2 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình về lĩnh vực bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống; Triển lãm ảnh Sáp ong - Sắc chàm về kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải; Trải nghiệm vẽ sáp ong truyền thống trên vải; Trải nghiệm mặc trang phục có sử dụng kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống…
Theo chị Bàn Thị Liên (Cao Bằng), kỹ năng làm nên một bộ trang phục của phụ nữ có những hoa văn (được in) được nhuộm chàm rất kỳ khu: Ban đầu, hong nóng sáp ong, rồi lấy khuôn in nhúng sáp ong in lên vải mộc. Tiếp đó, nhuộm chàm số vải in đó trong một tháng (mỗi ngày chỉ nhúng chàm 2 lần, mỗi lần 30 phút). Nước nhuộm chàm được chiết xuất từ cây chàm (đã được ủ vào thùng 2 ngày, rồi cho vôi vào xóc lấy nước cốt và trộn với nước tro (rơm đốt), rồi lại ủ, bao giờ thấy có màu đen là được.
Được biết, tại các địa bàn nói trên, các trẻ em gái thường được các người mẹ truyền dạy các kỹ năng in/nhuộm áo này.