• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ trưởng Bộ Công Thương bị “chất vấn” về nguy cơ thiếu điện từ năm 2021

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo đã trình đề xuất lên chính phủ...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2021 sẽ diễn ra tình trạng thiếu điện

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng nhu cầu điện năm 2019 là gần gần 241 tỷ kWh, tăng trên 9,4% so với 2018, dự kiện năm 2020 cả nước vẫn đủ điện. Tuy nhiên, năm 2021 sẽ diễn ra tình trạng thiếu đện và có khả năng kéo dài đến năm 2025.

Với tần suất nước bình thường (50%), năm 2023 sẽ thiếu khoảng 1,8 tỷ  kWh; với tần suất 75% do khô hạn nên sản lượng thủy điện sẽ thấp hơn 15 tỷ kWh một năm. Theo ước tính sẽ thiếu điện trong khoảng 3 năm là 2021-2023, với sản lượng thiếu hụt 1,5-5 tỷ kWh. Các năm còn lại sẽ thiếu 100-500 triệu kWh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết chủ yếu là các dự án nguồn điện chậm, đặc biệt là dự án ngoài EVN gây ảnh hưởng đến cung ứng điện trong cả nước.

Trong 3 ngày từ 6 – 8/11, ông Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn trong phiên chất vấn của Quốc hội kéo dài từ ngày 6-8/11. 77 đại biểu đã đăng ký chất vấn trong chiều 6/11 và không ít câu hỏi cho người đứng đầu ngành công thương liên quan vấn đề phát triển điện mặt trời.

Trước các câu hỏi chất vấn của các Đại biểu, Bộ trưởng Công Thương thừa nhận khi lập quy hoạch điện VII vào năm 2016 đã "không lường được hết sự phát triển của năng lượng tái tạo, trong đó chủ yếu là điện mặt trời". Đồng thời ông cũng  thừa nhận các giải pháp sẽ giúp đủ điện đến năm 2020 và từ 2021, nguy cơ thiếu điện hiện hữu, đặc biệt ở Tây Nam Bộ.

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) lo lắng trước nguy cơ thiếu điện hiện hữu nên đề nghị Bộ Công Thương, Chính phủ cho biết giải pháp để đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh

Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) tỏ ra sốt ruột với dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc từ 18 tháng trước nhưng đến nay đã là 12 tháng sau khi nhà đầu tư hoàn thành thủ tục theo yêu cầu của Bộ Công Thương, dự án vẫn chưa triển khai.

Tuy nhiên, trả lời sau đó, đại diện Bộ Công Thương dành thời gian nói về nguy cơ thiếu điện cao và nguyên nhân trước, thay vì đi thẳng vào giải pháp.

Ông nói, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện cao trong 2019- 2020 và kéo dài tới 2022 - 2023., nguy cơ không có dự phòng ở vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ là rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết đã báo cáo đã 2 lần gửi báo cáo Chính phủ về bổ sung quy hoạch dự án điện lực. Hầu hết các đại biểu cho rằng câu trả lời này của ông Tuấn Anh là chung chung, chưa đưa ra giải pháp cụ thể về tình trạng thiếu điện.

Chủ tịch Nguyễn Kim Ngân đặt câu hỏi:“Vậy bao giờ giải quyết, hiện rất chậm, tới 18 tháng và các thủ tục đầu ý kiến Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đủ. Bộ trưởng cho biết từ giờ tới cuối năm có giải quyết được không?”.

Trả lời câu hỏi của bà Ngân, ông Trần Tuấn Anh khẳng định cũng mong sớm có quyết định để triển khai dự án tránh nguy cơ thiếu điện từ năm 2021. "Tôi chắc cũng không thể nói được khi nào triển khai vì còn chờ Thủ tướng ý kiến. Hy vọng sẽ vào đầu năm 2020, theo hiểu biết của tôi", ông nói.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, hoàn toàn có đủ điều kiện để bổ sung vào quy hoạch điện ngay trong năm, tình trạng kéo dài như bây giờ là chưa hợp lý, tức là do Bộ Công Thương chậm trễ chưa trình việc này lên

Đại biểu Lê Thanh Vân (Uỷ ban Tài chính Ngân sách) phản đối ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông cho rằng nguyên nhân việc này không hề vướng Luật Quy hoạch như ông Tuấn Anh trình bày. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban kinh tế là cơ quan chủ trì, thẩm tra Luật cũng nói tương tự. Ông nhấn mạnh: “Đây là dự án kỳ vọng thu hút đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long, nơi được Đảng và Quốc hội rất quan tâm nhưng Bộ Công Thương không tích cực, thậm chí là cố ý làm trái Luật Quy hoạch. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay dự án này".

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Nguy cơ thiếu điện rất cao

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, nhà đầu tư đề nghị xây dựng dự án với tổng công suất 3.200 MW nhưng Bộ Công Thương mới trình bổ sung 800 MW, điều này gây khó khăn trong lập quy hoạch tổng thể cảng, kho khí, vì vậy cần phải nghiêm túc rà soát và xem xét lại toàn bộ để bổ sung kế hoạch tổng thể cụm điện khí này. Ông nói: "Khí có thể bổ sung từng giai đoạn nhưng cảng, kho phải làm trước", ông nói.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Trong buổi chất vấn này, Phó Thủ Tướng cũng cho biết nguy cơ thiếu điện là rất cao: “Cơ cấu nguồn điện có sự thay đổi lớn (so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh) do: Dừng phát triển điện hạt nhân, các dự án nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn do có quan ngại về ô nhiễm môi trường, nguồn thủy điện có nhiều ưu điển thì cơ bản hết công suất khai thác (khoảng 20.000 MW). Nhiều dự án lớn chậm tiến độ, cụ thể trong số 60 dự án có công suất từ 200 MW trở lên, có đến 35 dự án chậm tiến độ từ 1-5 năm, thậm chí có dự án còn chậm kéo dài hơn nữa, với công suất khoảng 39.000 MW, từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu điện”.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh Quy hoạch điện 7 nhằm bổ sung thêm các nguồn điện, đặc biệt là nguồn điện tái tạo và các nguồn điện khác để bù đắp sự thiếu hụt này. Hơn nữa nguồn điện mặt trời, điện gió có rất nhiều ưu việt như không ô nhiễm môi trường, không tốn nhiên liệu. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật